- Đau dây thần kinh liên sườn là gì?
- Đau dây thần kinh liên sườn là tình trạng người bệnh bị đau nhức vùng xương sườn một bên hoặc cả hai bên do thần kinh liên sườn tương ứng với vùng đó đang bị kích thích hoặc do một nguyên nhân khác tác động làm tổn thương các dây thần kinh liên sườn.
- Vị trí tác động thường là ở vùng ngực bụng, vùng xương sườn hai bên hay thậm chí là vùng cột sống lưng – nơi dây thần kinh liên sườn đi ra.
- Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn
- Thoái hóa cột sống ngực.
- Ung thư hoặc lao cột sống ngực.
- Bệnh lý tủy sống (u tủy, u rễ thần kinh).
- Chấn thương cột sống.
- Bệnh lý toàn thân khác như tiểu đường, nhiễm khuẩn
- Triệu chứng
- Cảm giác đau nhói, châm chích vùng xương sườn, ngực hoặc bụng, đôi khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi cũng cảm thấy đau chói vùng này.
- Cảm giác đau tức này chỉ xảy ra ở một bên (trái hoặc phải), xuất phát từ ngực rồi lan dọc ra mạn sườn và kéo dài đến phía sau cột sống lưng.
- Cảm giác ngứa, tê buốt vùng sườn hoặc ngực bụng. Một số trường hợp có thể cảm thấy khó khăn trong việc thở do cơ hoành và các cơ vùng gian sườn hoạt động liên tục.
- Phương pháp chuẩn đoán
Đau dây thần kinh liên sườn thường chẩn đoán nhầm với những bệnh lý của phổi, tim. Do đó, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng nhằm chuẩn đoán phân biệt. Ngoài ra, cần làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:
- Chụp X-quang thường quy: đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống
- Chụp cộng hưởng từ: chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như các bệnh lý cột sống, đĩa đệm và tủy sống như thoái hóa, …
- Xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: ure, creatinin, AST, ALT.
- Phương pháp điều trị
- Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc nhóm Gabapentin giúp điều trị đau dây thần kinh;
- Một số thuốc giúp giảm đau thông thường như diclofenac, paracetamol. Dùng opioid trong trường hợp đau nặng;
- Thuốc giãn cơ vân: mydocalm, myonal dùng khi bị đau nhiều, có hiện tượng co rút ở vùng sườn bị tổn thương. Tuy nhiên chống chỉ định cho người mắc bệnh nhược cơ;
- Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) hỗ trợ thúc đẩy chuyển hóa trong các tế bào, đặc biệt là tế bào myelin và tế bào thần kinh.
- Can thiệp gây tê: trước tiên vùng xương sườn sẽ được gây tê, bước thứ 2 là bơm thuốc giảm đau steroid dưới hướng dẫn của tia X. Biện pháp này có thể kéo dài hiệu quả trong vài tháng và nếu bệnh nhân đáp ứng tốt thì nên tiêm thuốc định kỳ, tránh việc các cơn đau tái diễn nhiều lần.
- Cắt dây thần kinh (TENS), cắt hạch giao cảm của dây thần kinh liên sườn, cắt đốt sống lưng. Tuy nhiên biện pháp này không được dùng thường xuyên do khó có thể khôi phục cảm giác sau phẫu thuật và bệnh nhân có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
- Phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ đau dây thần kinh liên sườn
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh;
- Không mang vác vật nặng và vận động sai tư thế hoặc làm việc quá sức;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để đánh giá nguy cơ bị đau dây thần kinh liên sườn;
- Trẻ nhỏ nên sớm được tiêm phòng lao để hạn chế tối đa rủi ro mắc phải căn bệnh này gây lao cột sống về sau;
- Có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học, lành mạnh, vận động hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch.
- Một số bài tập giảm đau cho dây thần kinh liên sườn
- Bài tập hít thở sâu
Mục đích của bài tập là giúp các cơ vùng liên sườn được hoạt động nhiều hơn và mở rộng lồng ngực.
Cách thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: ngồi hoặc đứng thẳng lưng tuỳ vào bạn thấy tư thế nào tập sao cho thoải mái nhất.
- Từ từ hít vào bằng mũi thật sâu để nạp đầy không khí cho lồng ngực căng lên, bụng phình ra hết cỡ sau đó giữ hơi thở như vậy khoảng 5 giây.
- Từ từ thở ra bằng miệng ,bụng hóp lại. Cố gắng duy trì trạng thái bài tập này nhiều lần trong khoảng 10 đến 15 phút mỗi lúc thực hiện
- Bài tập nằm thư giãn
Mục đích là để thả lỏng sao cho cơ thể được thư giãn toàn bộ khi thực hiện bài tập.
Cách thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: nằm ngửa thoải mái trên giường hoặc sàn nhà sao cho giữ cho hai chân thẳng, hai tay đặt xuôi theo thân mình.
- Từ từ thả lỏng cơ thể và hít một hơi thật sâu tối đa sao cho bụng phình, ngực căng giãn và giữ hơi thở vào như vậy khoảng 5 đến 7 giây.
- Trong thời gian giữ hơi thở thì tập chung điều khí đến vùng ngực sườn để đạt hiệu quả cao, sau đó từ từ thở ra bụng xẹp dần.
- Thực hiện lặp lại liên tục nhiều lần sau mỗi lần thực hiện, trung bình mỗi lần thực hiện khoảng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.
- Bài tập trồng cây chuối
Mục đích của bài tập là giúp cho vùng đầu và cổ tăng tuần hoàn máu ,ngoài ra còn giúp giảm đau mỏi vùng bả vai và các cơ vùng liên sườn.
Tư thế chuẩn bị: nằm duỗi thẳng chân và tay theo thân mình trên sàn cứng,đầu không kê thêm gối.
Cách thực hiện:
- Hít một hơi thật sâu và tối đa đồng đưa cao hai chân thẳng lên vuông góc với sàn nhà, hai tay co lại đỡ vào hai bên hông để làm điểm tựa cho cơ thể không bị đổ.
- Trong lúc thực hiện động tác cần giữ hơi thở sau đó hít thêm vào vài hơi giữ như vậy khoảng 5 giây sau đó thở ra hết cỡ bụng hóp lại và hạ chân trở về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện mỗi ngày vài lần động tác này không những giúp cho vùng đầu cổ tăng lưu thông máu lên não,giảm đau, mỏi cơ vùng vai và sườn mà còn tăng độ dẻo dai cho cơ thể.
- Bài tập tạ đơn
Mục đích là để tăng cường sức mạnh và giúp cơ liên sườn trở nên linh hoạt hơn hơn.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên băng ghế ngang. Đưa tay nắm lấy thanh tạ sao cho chiều rộng hai tay rộng hơn vai một chút.
- Giữ cột sống thẳng, đặt chân vững chắc trên sàn nhà.
- Đẩy thanh tạ thẳng lên trần nhà để bắt đầu bài tập.
- Giữ thẳng tay, hạ thanh tạ ra sau đầu càng xa càng tốt.
- Tạm dừng trong một vài giây sau đó quay về vị trí bắt đầu.
- Khi thanh trở lại vị trí ban đầu, ngay lập tức hạ thanh về phía ngực cho đến khi gần chạm vào ngực.
- Thực hiện bài tập 5 – 10 lần.
- Tập yoga nhẹ nhàng
Có một số bài tập giúp chữa đau dây thần kinh liên sườn nhẹ nhàng cho phép kéo căng cơ liên sườn, giảm kích ứng lên các dây thần kinh và giảm đau
_Tư thế bò- mèo
- Bắt đầu bằng tư thế quỳ với hai tay chống xuống đất, sao cho đầu gối thẳng hàng với hông, bàn tay thẳng hàng với vai.
- Khí hít vào nâng cao đầu và xương cụt để tạo một đường cong lõm ở thắt lưng.
- Khi thở ra uốn cong cột sống lên trần nhà.
- Lập lại động tác ít nhất 10 lần để cải thiện con đau thần kinh liên sườn.
- Sau khi hoàn thành bài tập này, thay đổi tư thế
_ Tư thế xoắn kéo giãn cơ liền sườn:
- Ngồi uốn cong chân phải và đặt chân phải bên cạnh đùi trái. Đặt gót chân trái ở gần đáy chậu. Rút vai trái về phía trước sao cho nách trái chạm vào ống chân trái
- Vòng tay trái quanh ống chân và đùi trái, uốn cong khuỷu tay trái ra phía sau lưng. Nâng tay phải đưa ra phía sau và siết chặt cổ tay trái.
- Vặn cột sống sang trái và hướng mắt về phía ngón chân trái đang duỗi ra phía trước.
- Giữ tư thế này trong một vài nhịp thở, sau đó quay trở lại vị trí bắt đầu.
- Thở ra và gập người về phía trước để đặt trán, mũi, môi và cằm lên đầu gối phải.
- Giữ vai song song với sàn và hít thở đầu đặn.
- Giữ yên tư thế trong 30 giây.
- Hít vào nâng đầu gối đầu gối, thả lỏng và mở rộng chân về phía trước.
- Thư giãn và lặp lại động tác ở phần còn lại của cơ thể.
Tuy những bài tập trên giúp ích cho những bệnh nhân đau thần kinh liên sườn, nhưng nếu tập sai cách có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bệnh nhân có những triệu chứng nêu trên cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn kĩ càng hơn.
Bian Hợp Tác Cùng Các Đội Ngũ Bác Sĩ Đến Từ
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Bệnh Viện Nhi Đồng Hai
Bệnh Viện Thủ Đức
Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:
HỆ THỐNG TRUNG T M CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN
Bình Dương:
🏥🏥68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
☎️Hotline: 096.232.7176
Long An:
🏥🏥78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
☎️Hotline: 096.320.3976
Fanpage: https://www.facebook.com/chanthuongchinhhinhbian
Fanpage: https://www.facebook.com/vatlytrilieubian
Website: https://bianclinic.com
Tiktok: https://www.tiktok.com/@bianclinic