BỆNH GAI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

  1. Bệnh gai đốt sống

 Khi lượng canxi trong cơ thể dư thừa gây lắng đọng và tạo thành các gai xương khiến cho người bệnh bị đau buốt ở vùng cột sống lưng. Thực tế, không phải ai cũng biết bệnh gai cột sống là gì, bởi đây là bệnh lý dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với chứng đau lưng, đau dây thần kinh,…

Các gai xương thường hình thành ở những khu vực tiếp nối giữa các đốt sống, bao gồm:

  • Đầu đốt sống
  • Đĩa đệm
  • Dây chằng

2. Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp là đau vai, đau buốt thắt lưng, tê bì chân tay… Có thể kể tới những biểu hiện hay gặp như:

Dấu hiệu gai cột sống lưng:

  • Đau ở vùng thắt lưng và có thể lan rộng xuống chân và háng.
  • Các cơn đau thường kéo dài liên tục trên 6 tuần.
  • Đau tăng lên khi người bệnh ngồi lâu, xoay người, cúi xuống,…
  • Khó hoặc mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Mất cân bằng, người bệnh thường có xu hướng cúi về trước hoặc ngửa ra sau.

Dấu hiệu gai cột sống cổ:

  • Đau nhức ê ẩm vùng cổ, đau gia tăng khi cử động mạnh hoặc thay đổi thời tiết.
  • Tê bì, nhức mỏi vai gáy, bả vai.
  • Cảm giác căng cứng cổ, khó cử động khớp cổ, khó khăn khi quay đầu sang hai bên.
  • Đau nửa đầu, đau buốt lan lên đến đỉnh đầu.
  • Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,…

3. Nguyên nhân

Theo đó, phần lớn trường hợp, sự hình thành của gai xương bắt nguồn từ thoái hóa cột sống và những tình trạng sức khỏe liên quan, cụ thể hơn là các vấn đề như sau:

  • Tuổi tác: Cùng với sự lão hóa của cơ thể, sự thoái hóa của cột sống theo thời gian cũng là sự lý giải cho việc bệnh gai đốt sống hay gặp ở người lớn tuổi.
  • Thói quen sinh hoạt: Hay phải bốc vác vật nặng, các động tác đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ… sai tư thế rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống.
  • Chấn thương cột sống: Các tai nạn, chấn thương như tai nạn giao thông… gây ra những tổn thương ở sụn khớp.

  • Sự lắng đọng Canxi: Quá trình thoái hóa khiến một phần xương khớp bị bào mòn, dẫn đến hiện tượng dư và tích tụ canxi (calcipyrophosphat), khiến gai xương phát triển.
  • Bệnh viêm cột sống mạn tính: Quá trình viêm gây ra sự bất thường ở phần sụn cột sống. Điều đó, tạo ra những tổn thương khiến quá trình vận động gặp khó khăn. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.
  • Nguyên nhân khác: Những người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích… làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.

4. Bệnh gai cột sống có chữa được hay không?

 Giống như các bệnh lý cơ xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các phương pháp điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng cũng như hạn chế sự phát triển của gai xương. Để điều trị bệnh gai cột sống, người bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau như: sử dụng thuốc tây y kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, tập thể dục nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh gai cột sống.

  • Thuốc tây y

Với các triệu chứng như đau nhức, tê bì tay chân, cảm giác khó chịu… thì việc dùng các thuốc giảm đau, chống viêm sẽ cho hiệu quả tốt. Có thể kể tới: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B (B1, B2, B6…) Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.

  • Thuốc đông y

Bên cạnh việc điều trị gai cột sống bằng thuốc tây y. Người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc nam lành tính với những dược liệu gần gũi và dễ chế biến được các dược sĩ kê đơn

  • Nghỉ ngơi hợp lý

Việc lao động quá sức, thường xuyên phải bốc vác nặng nhọc không chỉ khiến các khớp sụn bị tổn thương mà còn khiến tình trạng bệnh ngày một nặng. Vì vậy hãy dành cho mình những khoảng thời gian để nghỉ ngơi hợp lý.

  • Phục hồi chức năng

Đây là cách chữa bệnh gai cột sống an toàn và hiệu quả, trị liệu bằng sóng ngắn, hồng ngoại,…. kết hợp các bài tập phục hồi giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh. Phương thức này giúp khôi phục tính linh hoạt và sức mạnh lên cổ, lưng giảm đau và giảm tê bì các chi, cải thiện tư thế và có thể làm giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh. 

5. Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa hình thành gai đốt sống, bạn cần:

  • Bổ sung chất xơ, vitamin D và các thực phẩm lành mạnh khác trong bữa ăn hằng ngày.
  • Hạn chế hút thuốc và tránh xa những thực phẩm gây tăng cân.

  • Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu.
  • Tránh chơi những môn thể thao quá sức (cử tạ, thể dục dụng cụ, hít đất,…) hoặc mang vác vật nặng.
BIAN tự hào đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN
Bình Dương:
68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 096.232.7176
Long An:
78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Hotline: 096.320.3976

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám