- Viêm đa khớp là gì
Viêm đa khớp là bệnh lý liên quan đến xương khớp với tình trạng viêm, đau ít nhất 4 khớp trở lên trên cơ thể. Bệnh này gây ảnh hướng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh do khi vận động các khớp thường xuất hiện các cơ đau dữ dội. Hiện nay, người Việt Nam đang có tỷ lệ mắc bệnh viêm đa khớp khá cao, gặp phổ biến ở nữ giới. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể phát triển sau nhiều lần nhiễm siêu vi.
2. Nguyên nhân
Viêm đa khớp thường do rối loạn tự miễn của cơ thể gây ra. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có mối liên hệ chặt chẽ với một số yếu tố như sau:
- Lối sống không lành mạnh, bao gồm các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, dùng các chất kích thích…
- Thường xuyên tiếp xúc với người hút thuốc lá (hút thuốc lá thụ động);
- Người cao tuổi, thường gặp với tỷ lệ cao ở nữ giới
- Yếu tố di truyền;
- Thừa cân hoặc béo phì.
3. Triệu chứng và dấu hiệu cần biết
Đa số người bệnh khi mắc viêm đa khớp đều có các triệu chứng thường gặp như:
- Đau nhức nhiều khớp (từ 4 khớp trở lên);
- Các khớp bị viêm thương có dấu hiệu sưng, nóng;
- Khó khăn trong vận động các khớp.
Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh có các triệu chứng khác như chán ăn, phát ban, đổ mồ hôi, sưng hạch bạch huyết, sốt, mệt mỏi, sụt cân ngoài ý muốn.
Các triệu chứng trên có thể xảy ra một cách đột ngột như trong giai đoạn cấp hoặc phát triển âm ỉ trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh khớp do viêm cũng có khả năng xuất hiện, ví dụ như khớp bị đau cứng khi mới ngủ dậy nhưng sẽ cải thiện sau khi vận động nhẹ nhàng. Ngược lại, tình trạng này sẽ càng tệ hơn nếu người bệnh tiếp tục nằm nghỉ.
Ngoài ra, đôi khi bệnh nhân bị viêm ở nhiều khớp còn có những dấu hiệu, triệu chứng khác tuỳ theo vấn đề đang diễn ra. Chúng có thể gồm:
- Chán ăn
- Phát ban
- Đổ mồ hôi
- Sưng hạch bạch huyết
- Sốt
- Thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống
- Sụt cân ngoài ý muốn
4. Biến chứng nguy hiểm
Nếu viêm đa khớp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ đưa đến dính khớp, cứng khớp, teo cơ, thậm chí tàn phế. Việc bị dính khớp có thể khiến bệnh nhân bị co quắp vùng khớp, gây biến dạng tay hoặc chân và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
Ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng đến Hệ thần kinh, mắt, da, tim mạch, phổi, thận, loãng xương và nhiều cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân của người bệnh. Theo thống kê có khoảng 30% số người bị viêm khớp dạng thấp đồng thời mắc phải các vấn đề về tim mạch khác như: Suy tim, xơ vữa động mạch…
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có biểu hiện bị tụ mỡ ở mặt và lưng, teo cơ, mỏng da, loãng xương, mệt mỏi do thiếu máu, lệ thuộc vào thuốc, tổn thương gan và thận,… do dùng nhiều thuốc corticoid. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy, có tới 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp vấn đề khó khăn trong khi thụ thai. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn rơi vào rối loạn tâm thần, trầm cảm do bệnh tật.
5. Các phương pháp điều trị
5.1. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc sau có thể giảm đau và giảm viêm khớp, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:
- Thuốc giảm đau: Có tác dụng giảm đau, không kháng viêm như Paracetamol.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc chứa Ibuprofen, Naproxen và Diclofenac…
- Thuốc chống thấp khớp (DMARD): Điều trị viêm khớp dạng thấp, ví dụ như Methotrexate.
- Thuốc sinh học: Thuốc giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch để giảm viêm.
- Corticosteroid: Giúp kiểm soát tình trạng viêm và giảm đau. Chỉ nên dùng Corticosteroid trong thời gian ngắn, nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
5.2 Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh việc dùng thuốc kê toa, các triệu chứng đau cứng ở nhiều khớp cùng lúc do viêm cũng có thể thuyên giảm bởi phương pháp tập vật lý trị liệu cùng một số bài tập thể chất tác động thấp, ví dụ như:
- Bơi lội
- Đi bộ
- Đạp xe
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để đạt được hiệu quả như mong đợi, người bệnh vẫn cần đến sự trợ giúp, hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu trong việc xây dựng chương trình tập luyện thích hợp, tối ưu.
Mặt khác, trong trường hợp các khớp chịu thương tổn nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ đề xuất phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật khớp được chỉ định sẽ dựa trên vị trí, mức độ tổn thương khớp cũng như các mô xung quanh và thể trạng hiện tại của người bệnh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ đề cập trước về những yếu tố rủi ro nếu có, đồng thời dặn dò cách phục hồi sau phẫu thuật nhằm tối ưu hóa kết quả điều trị.
6. Các biện pháp phòng ngừa
Viêm đa khớp cần được phòng tránh sớm vì khi đã mắc bệnh dù có được can thiệp điều trị đúng thì tỷ lệ tái phát bệnh cũng khá cao. Dưới đây là một số biện pháp nhằm phòng ngừa bệnh viêm đa khớp:
- Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh nên lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, có thể tập theo các bài tập vật lý trị liệu dành cho bệnh lý cơ xương khớp kết hợp với bài tập vận động toàn thân. Một số môn thể thao mức độ nhẹ và vừa phù hợp với người bệnh viêm đa khớp như đi bộ, bơi lộ, yoga … Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ luyện tập phù hợp vì nếu vận động quá mạnh trong giai đoạn viêm thì có thể làm tổn thương khớp trầm trọng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, hải sản. Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng. Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men, chứa chất bảo quản. Một số thực phẩm cần dùng đều đặn ít nhất 2 – 3 lần mỗi tuần như đậu bắp, lô hội… giúp các khớp hoạt động tốt hơn. Có thể dùng thêm các sản phẩm chức năng để bổ sung omega – 3, canxi tổng hợp với liều cần thiết theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe.
- Lên lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 3 – 6 tháng để biết tình trạng của bản thân cũng như phát hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào đang tiềm ẩn trong cơ thể. Để dự phòng và tầm soát sớm bệnh viêm đa khớp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán liên quan như nguy cơ loãng xương, mật độ xương… Nhờ đó, người bệnh dễ dàng theo dõi tình trạng của cơ thể tốt hơn.