- Loãng xương là gì?
Loãng xương là khi mật độ các chất trong xương mất dần, xương giòn, xốp và dễ gãy hơn khi bị tác động lực. Xương đùi, xương cột sống, xương cổ tay thường có tỉ lệ loãng xương nhanh hơn so với các bộ phận khác do phải chịu lực nhiều. Khi loãng xương gây ra cảm giác đau nhức, còng lưng, cân nặng suy giảm, dễ gãy nứt khi té ngã, thậm chí là vấp rất nhẹ. Vì thế, nên sớm nhận biết các triệu chứng loãng xương và can thiệp kịp thời để làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
Theo kết quả thống kê của một số tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ châu Á thường ở mức rất cao, thậm chí nhiều trường hợp mật độ xương ở mức thấp hơn so với mức trung bình. Hiện nay, bên cạnh nguyên nhân tuổi tác còn có rất nhiều tác động khác dẫn đến tình trạng này. Do đó, nên sớm nhận biết các dấu hiệu điển hình và tiến hành can thiệp để làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
2. Những dấu hiệu loãng xương thường gặp
Bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, đặc trưng, dấu hiệu loãng xương chỉ biểu hiện khi đã bắt đầu xuất hiện những biến chứng, cụ thể:
- Hình thành những cơn đau nhức xương khớp dữ dội, đặc biệt là đau lưng mức độ cấp tính và mãn tính.
- Cột sống bệnh nhân có thể bị biến dạng với những biểu hiện như: cột sống bị vẹo, gù, các đốt sống có thể bị gãy gây giảm chiều cao.
- Loãng xương gây ảnh hưởng trực tiếp đến lồng ngực và các thân đốt sống, nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp có thể khiến bệnh nhân có triệu chứng đau ngực, khó thở,…
- Một trong những triệu chứng nghiêm trọng của loãng xương đó là tình trạng gãy xương khi gặp các chấn thương nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương. Triệu chứng này thường phổ biến tại đầu dưới của xương quay, cổ xương đùi, đốt sống,…
- Những vùng xương chịu áp lực lớn của cơ thể thường sẽ có biểu hiện đau nhức rõ ràng hơn. Các cơn đau thường dai dẳng, kéo dài, lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đồng thời đau dữ dội hơn khi hoạt động, mang vác các vật nặng.
- Ngoài ra, triệu chứng loãng xương còn biểu hiện kèm các biểu hiện như giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp,, cao huyết áp, khó khăn trong thực hiện các tư thế như cúi, gập người,..
3. Nhóm đối tượng dễ mắc loãng xương
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến loãng xương, ngoài ra còn có các yếu tố tác động sau:
- Người trên 45 tuổi, những người có thể trạng ốm yếu, nhẹ cân
- Những người lười vận động, ngồi lâu một chỗ như dân văn phòng
- Người nghiện rượu, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá thường xuyên
- Phụ nữ thiếu hormone sinh dục do cắt bỏ buồng trứng, mắc các bệnh nội tiết hoặc mãn kinh sớm
- Vận động viên hoặc những người có tiền sử gãy xương, chấn thương thể thao
- Bệnh nhân phải sử dụng nhiều thuốc corticoid, thuốc chống động kinh, thuốc giảm đau,… kéo dài.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu dưỡng chất, đặc biệt là các chất có lợi cho xương khớp như: Canxi, Vitamin D, Omega-3,… hoặc gặp phải triệu chứng rối loạn ăn uống.
- Đối tượng thường xuyên lao động vất vả, khuân vác các vật nặng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp so với người bình thường.
- Trong giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống xương khớp không cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết cũng là nguyên nhân dẫn đến lão hóa, suy giảm xương khớp nhanh chóng khi về già.
4. Các biện pháp phòng tránh hiệu quả
Để ngăn chặn và làm chậm quá trình suy giảm mật độ xương khớp, bên cạnh xác định được nguyên nhân gây bệnh để khắc phục, mỗi cá nhân cần lưu ý:
- Cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu canxi như: sữa, phô mai, sữa chua, hải sản tôm, cua, cá, rau xanh đậm,…
- Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành sử dụng các dạng viên uống bổ sung dưỡng chất có lợi cho xương khớp.
- Thường xuyên tiến hành đo loãng xương định kỳ 6 tháng để kiểm tra và sớm phát hiện ra dấu hiệu loãng xương.
- Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương nên thực hiện tái khám định kỳ để được theo dõi, khắc phục.
- Tuân thủ các chỉ định của y bác sĩ, không tự ý kê đơn và sử dụng thuốc Tây y, Đông y cũng như các biện pháp dân gian.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao mức chịu tải trọng của cơ thể, tăng cường sức mạnh tại các cơ.
- Tránh để té ngã hay các tác động lực lớn lên xương khớp dẫn đến nứt gãy xương.
- Nói không với các chất kích thích: rượu, thuốc lá, cà phê,…
Để đặt lịch khám tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình BIAN, Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ và giải đáp thêm về tình trạng này, cũng như đặt lịch khám nhanh chóng.