chấn thương cột sống

tổng quan bệnh

Chấn thương cột sống là một loại chấn thương thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động và gặp cả trong tai nạn thể thao. Khi bị những tai nạn này, bệnh nhân cần được cấp cứu khẩn trương. Tuy nhiên nhiều trường hợp do vội vàng, các chấn thương cột sống có thể bị bỏ sót, hoặc các động tác cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân không đúng làm cho các chấn thương cột sống nặng thêm

nguyên nhân gây bệnh

Tổn thương tủy sống

Tổn thương tủy sống là nguyên nhân thường gặp nhất trong các trường hợp chấn thương cột sống. Tủy sống chứa các bó tế bào và các sợi thần kinh liên kết với với não. Khi tủy sống chịu tác động mạnh và bị tổn thương, các dây thần kinh truyền tín hiệu đến não, khiến cho người bệnh cảm thấy đau, suy giảm khả năng di chuyển, vận động. Đồng thời, bên trong tủy sống cũng xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc tụ máu; gây phù tủy và giảm dòng máu, oxy đến tủy. Các chấn thương tủy sống có thể kèm tổn thương dây chằng, đĩa đệm cột sống…

Nguyên nhân của tổn thương tủy sống thường đến từ chấn thương trực tiếp như:

  • Tai nạn giao thông
  • Tai nạn trong lao động
  • Tai nạn sinh hoạt
  • Chấn thương thể thao

Chính bởi những nguyên nhân này nên đối tượng có nguy cơ cao bị chấn thương cột sống là nam giới, người lao động chân tay và người lớn tuổi bị loãng xương, thoái hóa xương khớp.

Tổn thương đốt sống

Các tổn thương thân đốt sống bao gồm:

  • Trật đốt sống
  • Gãy đốt sống (gãy thân đốt sống, gãy mảnh sống, gãy cuống, gai sau và gãy mỏm ngang)
  • Bán trật, chấn thương dây chằng

Khi chấn thương xảy ra và tác động xấu đến tính toàn vẹn của xương và dây chằng, tình trạng trật đốt sống có thể xảy ra và chèn ép lên tủy sống, hoặc mạch máu xung quanh.

 Tổn thương đuôi ngựa

Tổn thương đuôi ngựa là tổn thương cột sống xảy ra ở đốt sống L1, còn gọi là chóp tủy. Nguyên nhân gây ra hội chứng đuôi ngựa khá giống với tổn thương tủy sống.

Triệu chứng bệnh

Chấn thương cột sống cổ

Chấn thương cột sống cổ sẽ có những triệu chứng liên quan đến hô hấp; tê,liệt phần lớn cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chi. Những triệu chứng cụ thể của chấn thương cột sống cổ là:

  • Co cứng vùng bị chấn thương
  • Đau nặng vùng cổ, lưng trên
  • Khó thở
  • Suy yếu hoặc mất tạm thời khả năng vận động tứ chi
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột
  • Tê, liệt vận động cơ thể

Chấn thương cột sống thắt lưng

Chấn thương cột sống thắt lưng nặng có thể khiến người bệnh bị tê liệt phần thân dưới. Những triệu chứng của chấn thương cột sống thắt lưng bao gồm:

  • Đau tại vùng lưng dưới, vùng chịu tổn thương
  • Sưng và chảy máu tại vị trí chấn thương
  • Tê bì, rối loạn cảm giác 2 chi dưới
  • Yếu liệt 2 chi dưới.
  • Ngoài ra, chấn thương cột sống thắt lưng có thể gây ra hội chứng đuôi ngựa: Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

Phương pháp điều trị

Điều trị nội khoa

Trong khoảng 8 giờ đầu, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau hoặc chống phù tủy để hạn chế tủy sống bị tổn thương thêm.

Ngoài ra, điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp tập vật lý trị liệu và chống loét trong trường hợp bệnh nhân có yếu liệt. Đây là những việc cần thiết để quá trình điều trị chấn thương cột sống được diễn ra tối ưu.

 Phẫu thuật

Mục tiêu của điều trị chấn thương cột sống bằng phẫu thuật là để giải ép thần kinh, đồng thời thiết lập lại sự cân bằng và độ vững của cột sống. Cuộc phẫu thuật được xem là thành công khi người bệnh đạt được sự phục hồi thần kinh lý tưởng nhất, phần tổn thương được cố định, liền xương đoạn cột sống ngắn nhất.

Những trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật là:

  • Mất vững cột sống
  • Chèn ép tủy: Máu tụ, mảnh xương vỡ..
  • Loại bỏ các dị vật bên trong cột sống

Vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị chấn thương cột sống bằng vật lý trị liệu cần được áp dụng đồng thời trong mọi phác đồ điều trị. Đây là cách phục hồi chức năng cột sống nhằm giúp người bệnh dầm lấy lại được khả năng chuyển động tứ chi. Ngoài ra, chương trình vật lý trị liệu cũng nhắm đến việc tăng cường cơ bắp cho người bệnh, từ đó hạn chế được tình trạng bị teo cơ trong quá trình nằm viện.

Các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể của từng người để xây dựng một chương trình tập vật lý trị liệu phù hợp.

Bài viết liên quan

💥 KHỚP GỐI KÊU CỨU! ĐAU ÂM Ỉ – SƯNG TẤY – KHÓ NHẤC CHÂN? 💥 💣 Im lặng chịu đựng = Tự huỷ hoại tương lai!

Bạn có đang: 🔸 Khó khăn mỗi khi đứng lên - ngồi xuống? 🔸 Đau nhức tới mức mất ngủ, không thể tận hưởng cuộc sống? 🔸 Nghĩ rằng: “Chắc do tuổi, kệ thôi…” rồi bỏ qua?🚫 SAI LẦM CHẾT NGƯỜI! Khớp gối của bạn có thể đang gào thét vì: ⚠️ Viêm túi hoạt dịch ăn mòn: Gây đau đớn tột cùng, hạn chế vận động nghiêm trọng. ⚠️ Thoái hóa khớp gối giai đoạn cuối: Tàn phá sụn khớp, dẫn đến tàn phế! ⚠️ Viêm gân quanh gối âm thầm: Mỗi cử động đều như cực hình!💥 ĐỪNG ĐỂ CƠN ĐAU KHỚP GỐI GÔNG CÙM CU...

RÁCH SỤN CHÊM ĐẦU GỐI — ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CƠN ĐAU!

 Rách sụn chêm đầu gối là một chấn thương phổ biến ở những người chơi thể thao hoặc vận động mạnh.Sụn chêm là lớp sụn hình chữ C nằm giữa xương đùi và xương chày, đóng vai trò như một “bộ giảm xóc” bảo vệ khớp gối. Khi sụn chêm bị rách, khớp gối sẽ không còn vận hành trơn tru, gây đau đớn và hạn chế vận động. https://youtu.be/FPtny28vb8o💢 Nguyên nhân rách sụn chêm:👉 Người trẻ: Thường gặp sau chấn thương thể thao, tai nạn, do đầu gối gập và xoay đột ngột.👉 Ng...

Bạn đang gặp phải những cơn đau nhức đầu gối khó chịu ở đầu gối?

✅ Đau nhức đầu gối dai dẳng, đặc biệt là khi vận động ✅ Sưng tấy, nóng đỏ quanh khớp gối ✅ Khó co duỗi chân, đi lại khó khăn ✅ Cảm giác có cục u nhỏ ở vùng đầu gối ĐỪNG CHỦ QUAN! Đó có thể là dấu hiệu của U bao hoạt dịch đầu gối !🔍 U bao hoạt dịch đầu gối là gì?👉 Là một túi nhỏ chứa dịch nằm quanh khớp gối, giúp giảm ma sát khi vận động.❌ Khi bị viêm hoặc tổn thương, túi này sẽ sưng lên – gây đau, sưng tấy, vướng víu và ảnh hưởng đến việc đi lại.⚠️ TẠI SAO BẠN NÊN ĐIỀU...

🌟 BIAN – Nơi phục hồi chức năng toàn diện, Kiến tạo cuộc sống khỏe mạnh từ sự phục hồi toàn diện! 🌟

Bạn đang gặp khó khăn trong vận động sau chấn thương, phẫu thuật hay đơn giản là muốn cải thiện chức năng cơ thể mỗi ngày?👉 Hãy đến với Phòng tập Phục hồi chức năng & Vật lý trị liệu tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình BIAN – Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và phác đồ điều trị cá nhân hóa, BIAN cam kết mang đến cho bạn:✅ Phục hồi chức năng chuyên sâu Cho các trường hợp sau phẫu thuật, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông,...✅ Vật lý trị ...
Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám