Chấn thương thể thao

tổng quan bệnh là gì ?

 Chấn thương trong thể thao là tình trạng tổn thương ở một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, xảy ra trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu. Nhìn chung, chấn thương thể thao thường được hiểu là các tổn thương liên quan hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng.

 Chấn thương thể thao có thể được chia ra thành chấn thương kín và chấn thương hở, tùy thuộc vào sự phá vỡ của các tiểu mô. Trong đó, chấn thương kín là loại chấn thương có tỷ lệ xảy ra cao hơn trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.

nguyên nhân gây bệnh

Chấn thương thể thao xảy ra trong quá trình bạn tập luyện thể thao. Một số nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao như:

Chưa nhận thức đầy đủ về chấn thương trong thể thao

 Nhiều người có suy nghĩ rằng chấn thương là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình tập luyện, thi đấu hoặc những chấn thương nhỏ không gây ảnh hưởng gì đáng kể. Do đó, họ chủ quan không chú ý đến việc phòng tránh, không tìm hiểu nguyên nhân và rút kinh nghiệm khi bị chấn thương. Những điều này sẽ khiến tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn và tái diễn trở lại. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức đúng về chấn thương để tránh rủi ro xảy ra.

Cơ sở vật chất không đáp ứng

 Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện. Bởi lẽ, đã có nhiều trường hợp bị chấn thương do trang bị cơ sở vật chất kém hoặc đáp ứng không đủ như: Mặt sân không bằng phẳng, lồi lõm, sân trơn, các dụng cụ tập luyện không được đảm bảo chất lượng, đường chạy cứng,…

Không khởi động hoặc khởi động chưa kỹ

 Khởi động là một bước không thể nào thiếu trước khi tập luyện và thi đấu, giúp nâng cao khả năng thích nghi của các cơ quan. Bên cạnh đó, còn giúp cho các cơ được giãn ra, tránh tình trạng bị căng cơ. Do đó, trước khi vào thi đấu và luyện tập cần phải khởi động thật kỹ.

Do điều kiện khí hậu thời tiết

 Có rất nhiều ca chấn thương vì lý do ánh sáng và nhiệt độ nơi tập luyện không đáp ứng đúng yêu cầu. Bên cạnh đó, độ ẩm quá cao, ánh nắng mặt trời quá gắt và gió mạnh cũng là những nguyên nhân khách quan dẫn đến chấn thương trong thể thao.

Do tâm sinh lý không ổn định

 Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ, việc nghỉ ngơi không được đảm bảo sẽ khiến cho việc luyện tập không được tốt, phản xạ chậm chạp kèm theo vận động quá sức, kỹ thuật chưa hoàn chỉnh sẽ dẫn đến những chấn thương thể thao xảy ra.

Các bệnh liên quan thường gặp phải

Trong tập luyện và thi đấu thể thao các vùng cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là đầu gối, bàn chân, khuỷu tay, mắt cá chân và bả vai. Mức độ chấn thương ở các bộ phận này sẽ phụ thuộc vào lượng tập luyện của mỗi người, nhưng chúng đều có điểm chung là gây nguy hiểm cho người tập nếu như không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số các dạng chấn thương hay gặp nhất.

Bong gân

Bong gân là sự tổn thương dây chằng ở khớp bị giãn hoặc bị rách do té ngã hoặc trượt chân trong quá trình tập luyện.

Lúc này, dấu hiệu dễ thấy nhất là:

  • Đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại.
  • Kèm theo sưng, bầm tím, tụ máu, khớp lỏng lẻo.

Bong gân thường xảy ra ở các vị trí như cổ chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay… Trong đó, bong gân mắt cá chân là trường hợp dễ gặp nhất.

Căng cơ

Là tình trạng các cơ bị kéo giãn quá mức. Chủ yếu vì lý do không khởi động kỹ hoặc do một lực tác động bất ngờ nên các cơ ở đùi sau, cơ bắp chân, cơ háng, cơ tứ đầu, cơ lưng và cơ vai… thường bị kéo căng quá mức.
Triệu chứng phổ biến khi căng cơ:

  • Sưng, đau nhức và khó cử động tại vùng cơ bị căng.
  • Cơn đau sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi (nếu ở mức độ nhẹ), hoặc cơn đau kéo dài trong nhiều ngày làm cản trở vận động (nếu ở mức độ nặng).

Trật khớp vai

Khớp vai là bộ phận có biên độ vận động lớn nhất nên khả năng xảy ra chấn thương khá là cao, điển hình là chấn thương trật khớp vai. Những chấn thương ở vùng vai chiếm 1/10 trong tất cả chấn thương trong thể thao. Hầu như các chấn thương xảy ra ở vùng này là do quá tải hoặc lặp đi lặp lại các động tác đẩy và ném. Trong tất cả các khớp thì khớp vai là có khả năng phục hồi sau chấn thương khó nhất vì có nhiều gân cơ tham gia, tầm vận động rộng và phải cần nhiều thời gian sau chấn thương mới trở lại tập luyện lại được.

Trật khớp thường có biểu hiện nặng hơn so với bong gân, cụ thể là:

  • Khớp sưng to, biến dạng khớp.
  • Xuất huyết dưới da, bầm tím phần mềm xung quanh khớp.
  • Đau nhiều, kèm theo cảm giác tê bì hoặc kiến bò.
  • Khớp không thể co, duỗi hay vận động ngay được.

Viêm gân chóp xoay

Đây là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở vùng vai. Nhóm gân cơ ở vùng vai có 4 gân cơ nằm bọc trong xung quanh khớp vai, có khả năng làm chắc vai và giúp chúng ta đưa tay ra trước sau, giơ tay lên và xoay vai. Nếu như vùng này bị viêm sưng nề sẽ rất đau và mất đi khả năng vận động của vai. Trong trường hợp, không chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ trở thành mạn tính.

Viêm đầu dài gân 2 đầu

Chấn thương này sẽ có biểu hiện đau mặt trước vai và lan xuống dưới khuỷu. Nguyên nhân gây ra là do vận động khớp vai mạnh quá mức với tần suất nhiều, lặp đi lặp lại khi chơi các môn thể thao như: Thể dục dụng cụ, bơi thuyền, golf, ném lao,… Để có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra chấn thương này thì mọi người nên tập mạnh khối cơ ở vùng vai và tập một số động tác kéo giãn.

Chấn thương đầu gối

Đối với chấn thương này sẽ được chia ra thành 2 loại thường gặp như sau:

  • Giãn, rách hoặc đứt dây chằng chéo trước (ACL) thường gặp nhất ở bộ môn thể thao đối kháng (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật…), gây triệu chứng đau, sưng và khó cử động đầu gối.
  • Giãn hoặc đứt dây chằng chéo sau (PCL) tuy ít gặp hơn, nhưng vẫn có thể xảy ra và gây đau dữ dội vùng sau gối, sưng viêm và khớp gối lỏng lẻo.
  • Kéo căng hoặc rách dây chằng giữa khớp gối (MCL) là chấn thương thường gặp trong bóng đá, khiến vận động viên bị đau gối dữ dội.
  • Chấn thương dây chằng bên ngoài (LCL) là chấn thương thể thao ít xảy ra, nhưng gây mức độ tổn thương nghiêm trọng, khiến mặt ngoài đầu gối sưng tấy, cứng khớp và lâu dần gây thoái hóa khớp.
  • Rách sụn chêm khớp gối xảy ra khi người chơi thể thao bật dậy quá nhanh từ tư thế ngồi xổm. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là khớp gối bị đau, sưng và phát ra tiếng cục lục khi vận động.

Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là tình trạng viêm cân gan ở bàn chân, thường gây ra cảm giác đau nhói và buốt ở phần gót chân cho người chơi thể thao. Do áp lực của cơ thể tác động lên cân gan bàn chân quá lớn và kéo dài, có thể xảy ra các tổn thương. Cơn đau có thể trở lại sau khi vận động, đi lại nhiều, đặc biệt xuất hiện khi đi bộ vào buổi sáng.

Viêm gân gót chân Achilles (A-sin)

Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến sự quá tải về lực và trọng lực, làm tổn thương vùng gót chân. Phần gân Achilles là nơi có khá ít mạch máu nên khi chịu áp lực lớn sẽ dễ gây chấn thương, thậm chí có thể dẫn đến rách hoặc đứt gân gót.

Cách xử lý tại nhà khi gặp chấn thương

Đối với những chấn thương cấp tính, việc đầu tiên bạn cần làm là sơ cứu đúng cách.

Trong trường hợp bị bong gân và trật khớp, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để sơ cứu, cụ thể:

  • Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động và nghỉ ngơi để cơn đau thuyên giảm đáng kể.
  • Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng áp lên khu vực chấn thương trong vòng 24 giờ sau chấn thương để giảm sưng và đau. Nên chườm lạnh liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày sau chấn thương, mỗi lần chườm lạnh chỉ nên từ 20 – 30 phút và cách nhau 3 – 4 giờ.
  • Băng bó: Việc băng bó giúp cố định khớp cũng như dây chằng, tránh để chấn thương trở nặng. Lưu ý nếu cảm thấy đau nhói hay băng quá chặt, nên nới lỏng hơn để máu được lưu thông dễ dàng.
  • Nâng cao: Kê gối nằm bên dưới bộ phận chấn thương, sao cho phần bị bong gân hoặc trật khớp cao hơn so với toàn bộ cơ thể. Cách này giúp giảm đau và giảm sưng khá hiệu quả.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu chủ quan không điều trị, mức độ chấn thương dù nặng hay nhẹ sẽ phát triển các bệnh mạn tính nghiêm trọng như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa… thậm chí tổn thương thần kinh và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Đặc biệt nếu có các biểu hiện sau, bạn nên đi khám ngay lập tức:

  • Xuất hiện cơn đau kéo dài và ngày càng dữ dội.
  • Vết thương bị sưng tấy và đổi màu da.
  • Biến dạng khớp hoặc xương, không thể cử động bình thường được.
  • Bong gân, ở vùng va chạm bị sưng, bầm tím hoặc có cảm giác tê, yếu.
  • Trật khớp, gãy xương hay liệt thần kinh cảm giác.
  • Mất ý thức, biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, mất thăng bằng, mất phương hướng.

Lưu ý, đối với trường hợp bị bong gân nặng khi vị trí khớp bị thương trở nên lỏng lẻo hoặc không thể cử động được, hoặc có dấu hiệu sốt hoặc không đỡ hơn sau 48 tiếng, hãy gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Thoái Hóa Khớp Gối – Đừng Để Đau Đớn Cản Trở Cuộc Sống Của Bạn!

- Khớp gối kêu lộp cộp khi thay đổi tư thế, như đứng lên ngồi xuống. - Đau nhức khi di chuyển, đặc biệt là khi leo cầu thang, đi bộ hoặc ngồi xổm. - Cảm giác cứng khớp: Khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc gập gối. - Sưng tấy và cảm giác nóng khi chạm vào khớp gối. - Vận động kém: Khó thực hiện như đi bộ, đứng lên ngồi xuống, hoặc lên xuống cầu thang.Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng này, có thể là bạn đang đối mặt với thoái hóa khớp gối. Nhưng đừng lo, chúng tôi có giải p...

HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI DIỆU KỲ CỦA BỆNH NHÂN NHÍ 10 TUỔI

HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI DIỆU KỲ CỦA BỆNH NHÂN NHÍ 10 TUỔI💪 Từ nỗi đau sau tai nạn đến những bước đi đầy nghị lực!Một câu chuyện về sự kiên trì và sức mạnh không ngờ của bệnh nhân nhí 10 tuổi sau tai nạn giao thông nghiêm trọng. Với tình trạng gãy xương đùi, em đã trải qua ca phẫu thuật khó khăn được thực hiện bởi bác sĩ Trần Đức Vinh đến từ Trung tâm chấn thương chỉnh hình BIAN và bắt đầu hành trình phục hồi chức năng vận động tại BIAN sau một tháng.✨ Giai đoạn vật lý trị liệu ✨Tại B...

BƯỚC ĐẦU ĐỂ CHO ĐÔI BÀN CHÂN KHOẺ MẠNH

BƯỚC ĐẦU ĐỂ CHO ĐÔI BÀN CHÂN KHOẺ MẠNH Bàn chân bẹt là tình trạng khi lòng bàn chân không có vòm tự nhiên, dẫn đến bàn chân phẳng lì, không có sự lõm xuống ở khu vực lòng bàn chân. Đây là một vấn đề khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được can thiệp kịp thời. Nguyên Nhân Gây Bàn Chân Bẹt 👩‍👩‍👧‍👦Yếu tố di truyền: Phần lớn trẻ em mắc hội chứng bàn chân bẹt do di truyền từ gia đình.🚶‍♂️Thói quen đi lại:...

TẠI SAO ĐẦU GỐI BỊ VÔI HÓA

Vôi hoá là gì?Vôi hóa là sự tích tụ Canxi ở mô cơ thể, thường xảy ra trong quá trình hình thành xương. Tình trạng này có thể là bệnh lý hoặc dấu hiệu lão hóa tự nhiên tùy theo từng trường hợp cụ thể. Xương bị vôi hóa chính là kết quả của việc cơ thể tự bảo vệ mình, hay nói cách khác là phản ứng tự nhiên trước chấn thương, nhiễm trùng và các rối loạn tự miễn dịch khác. 2. Nguyên nhân xương bị vôi hóa Vôi hóa xương xuâ...
Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám