Gân là những sợi dây dai của mô kết nối cơ với xương. Khi 1 nhóm cơ co lại, các gân sẽ kéo một số xương kèm theo nhất định, cho phép cơ thể thực hiện một loạt các chuyển động khác nhau. Gân tay và gân chân là nhóm các gân hoạt động nhiều nhất cơ thể, trải dài từ khớp vai, cánh tay, bàn chân, cẳng chân và đùi. Trong đó, một số gân lớn nằm ở vùng đùi.
Các bệnh liên quan thường gặp phải
Đứt gân
Tổng quan bệnh
nguyên nhân gây bệnh
Chấn thương, tai nạn là nhóm nguyên nhân chính của tình trạng đứt gân tay và gân chân. Một người có thể gặp phải tổn thương gân trong các tình huống sau:
- Vết cắt – vết cắt trên mặt lưng hoặc lòng bàn tay, bàn chân có thể dẫn đến chấn thương làm đứt gân nếu đủ độ sâu tới gân.
- Chấn thương do thể thao: Đây là nhóm nguyên nhân đa dạng, dễ gây ra các kiểu đứt gân trong các tư thế đặc trưng. Ví dụ các gân duỗi ngón tay có thể bị đứt khi cuộn ngón tay, chẳng hạn như cố gắng bắt bóng, gân cơ gấp đôi khi có thể bị kéo ra khỏi xương khi túm áo đấu của đối thủ, chẳng hạn như trong môn bóng bầu dục và các ròng rọc giữ gân cơ gấp có thể bị đứt trong các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực, chẳng hạn như leo núi.
- Vết cắn – vết cắn của cả động vật và người có thể gây tổn thương và làm đứt gân. 1 người có thể làm hỏng gân tay của họ sau khi đấm vào răng người khác.
- Chấn thương dập nát: Kẹt ngón tay vào cửa hoặc dập nát bàn tay do tai nạn ô tô có thể chia hoặc đứt gân, kèm theo với các tổn thương xương và mô mềm.
Các bệnh lý cơ xương khớp: Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm cho gân bị viêm, làm tăng nguy cơ dẫn đến đứt gân trong những trường hợp nặng.
TRIỆU CHỨNG
Một người bị đứt gân chân, tay thường có những biểu hiện như:
- Đau dữ dội.
- Khu vực có gân bị đứt trở nên bầm tím nhanh chóng và suy yếu rõ rệt.
- Tay, chân bị đứt gân mất khả năng vận động.
- Khu vực xung quanh cũng chịu ảnh hưởng di chuyển được.
- Chân bị đứt gân sẽ mất khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể.
- Vùng chấn thương biến dạng rõ ràng.
Phòng ngừa bệnh
- Cân nhắc và thay đổi những thói quen sinh hoạt, làm việc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của gân.
- Khởi động kỹ trước khi tập
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Thực hiện giãn gân cơ sau mỗi buổi tập
- Hạn chế chấn thương vật lý.
- Phòng ngừa các bệnh lý có khả năng tác động đến gân.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp sau tập
ĐIỀU TRỊ BỆNH
Sơ cứu chấn thương
Để nâng cao hiệu quả điều trị, sơ cứu là điều cần thiết. RICE là phương pháp sơ cứu hiệu quả cho tất cả trường hợp gân gặp vấn đề, bất kể vị trí chấn thương ở tay hay chân. Liệu pháp này bao gồm bốn bước cơ bản như sau:
- R – Rest: Nghỉ ngơi và thả lỏng khu vực chấn thương hết sức có thể. Hạn chế cử động tay hoặc chân có gân bị đứt, dù chỉ là động tác đơn giản
- I – Ice: Chườm lạnh lên vị trí thương tổn. Nhiệt độ lạnh từ đá giúp xoa dịu cơn đau đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cho đá lạnh vào túi nhựa hoặc túi chườm chuyên dụng và bọc lại bằng khăn trước khi chườm. Việc để đá tiếp xúc trực tiếp với da trong thời gian dài có nguy cơ khiến tình trạng chấn thương trở nên tệ hơn.
- C – Compressed: Băng bó khu vực chấn thương nhằm giảm thiểu tình trạng sưng. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý không băng quá chặt khiến máu khó lưu thông đến vùng bị thương.
- E – Elevated: Nâng tay hoặc chân bị ảnh hưởng cao hơn tim để giảm thiểu vấn đề sưng tấy.
Dùng thuốc:
Dùng thuốc chống viêm và giảm đau để giảm sưng nóng đỏ đau. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị người bệnh nên giữ yên tư thế duỗi thẳng đầu gối đối với trường hợp đứt gân cơ tứ đầu. Ngược lại, trong trường hợp đứt gân cơ nhị đầu, người bệnh cần giữ tay ngang ngực (khớp khuỷu gấp khúc 90º, có thể dùng băng vải để cố định).
Phẫu thuật
Khác với tình trạng rách gân có khả năng tự lành trong vòng 4-8 tuần, gân bị đứt mang tính chất nghiêm trọng hơn và cần được chữa trị bằng phẫu thuật.