đau thần kinh toạ

tổng quan bệnh

Dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động và cảm giác chi dưới.

Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.

nguyên nhân gây bệnh

Đau thần kinh tọa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Những tình trạng này se gây áp lực lên rễ thần kinh, là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa. Nhiều nghiên cứu cho thấy mỗi người dường như đều từng bị trượt đĩa đệm vào một thời điểm bào đó trong đời. Theo đó, đĩa chính là miếng đệm giữa mỗi đốt sống trong cột sống. Áp lực từ các đốt sống có thể làm cho phần gel đĩa đệm tràn ra ngoài thông qua điểm yếu ở thành ngoài (thoát vị), từ đó đè lên dây thần kinh tọa gây đau.
  • Thoái hóa đĩa đệm: Đây là tình trạng hao mòn tự nhiên của đĩa đệm giữa các đốt sống trên cột sống. Theo đó, các đĩa đệm bị mòn sẽ rút ngắn dần về chiều ca, dẫn đến làm hẹp các đường dẫn truyền thần kinh (hẹp ống sống). Điều này thường gây chèn ép rễ thần kinh tọa, dẫn đến đau nhức thường gặp.
  • Trượt đốt sống: Một đốt sống bị trượt ra ngoài sẽ không thẳng hàng với cấu trúc phía trên, làm thu hẹp lỗ thông nơi mà dây thần kinh đi ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây chèn ép dây thần kinh hông.
  • Thoái hóa khớp: Gai xương (các cạnh xương lởm chởm) có thể hình thành ở các gai già, gây chèn ép dây thần kinh ở vùng lưng dưới.
  • Chấn thương cột sống thắt lưng hoặc dây thần kinh tọa.
  • Các khối u hình thành trong ống sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Hội chứng cơ hình lê: Tình trạng này xuất hiện khi cơ hình lê (một cơ nhỏ nằm sâu trong mông) bị căng hoặc co thắt, gây áp lực và kích thích dây thần kinh hông, dẫn đến đau ở thần kinh tọa.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến bó dây thần kinh ở phần cuối tủy sống (chùm đuôi ngựa). Hội chứng này gây ra những cơn đau làn dần xuống chân, có thể dẫn đến tê xung quanh hậu môn, thậm chí làm mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Triệu chứng bệnh

  • Đau nhói vùng lưng dưới.
  • Cơn đau xuất hiện ở chân trở nên tồi tệ hơn khi ngồi.
  • Đau hông.
  • Nóng rát hoặc ngứa ran ở chân.
  • Yếu, tê hoặc khó di chuyển chân hoặc bàn chân.
  • Cơn đau khiến cơ thể khó đứng dậy.
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi, đứng trong thời gian dài, thực hiện động tác vặn phần thân trên hoặc chuyển động cơ thể đột ngột như ho, hắt hơi…
  • Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân

Các biện pháp điều trị

Dùng thuốc

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm để làm giảm các cơn đau do đau dây thần kinh tọa gây ra. Các loại thuốc này bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên nhân đau thần kinh tọa có thể là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nên nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình chữa đau thần kinh tọa thích hợp.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân đau dây thần kinh tọa không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc xuất hiện các biến chứng như: cơ yếu đi đáng kể, mất khả năng kiểm soát ruột – bàng quang. Lúc này, bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép như gai cột sống, một phần đĩa đệm bị thoát vị, khối u…

 Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng điều chỉnh vị trí cột sống, tăng cường sức mạnh các cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt các cơ. Điều này giúp phục hồi chức năng vận động của cơ-xương-khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Bài viết liên quan

RÁCH SỤN CHÊM ĐẦU GỐI

1. Rách sụn chêm là gì? Rách sụn chêm hay rách sụn đầu gối là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp nhất. Sụn chêm giúp ổn định khớp, bảo vệ xương không bị hao mòn nhưng chỉ cần một cú xoay gối đột ngột khi tập luyện, chơi thể thao hoặc tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến sụn chêm bị rách/vỡ. Một số trường hợp khác, một phần sụn gối bị rách, vỡ ra, kẹt vào khớp gây thoái hóa đầu gối.Chấn thương có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như rách sụn trong – ng...

Vì sao người trẻ bị đau khớp gối

Đau khớp gối là gìĐây là tình trạng đau ở gối và khu vực xung quanh, xảy ra khi các cơ, dây chằng, gân làm việc quá sức hoặc chấn thương đầu gối.Tuy nhiên, đau nhức đầu gối ở người trẻ cũng có thể xảy ra khi những người bình thường ít thực hiện các hoạt động thể chất, đột ngột tăng cường độ luyện tập. Bên cạnh đó, một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cũng có thể gây ra tình trạng này. Nguyên nhân2.1. Chấn thương khi chơi thể thao Những môn thể thao yêu cầu chạy và nhảy n...

ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THẮT LƯNG

Bệnh nhân nam 83 tuổi vào BIAN Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng L4-S1, kèm theo đau thần kinh toạ và các vị trí khác. Sau khi tiếp nhận, BIAN đã có phát đồ 1 liệu trình điều trị sau 6 ngày bác đã phục hồi 70%.BIAN tự hào đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM Bệnh Viện Chợ Rẫy Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH B...

BỊ TRẬT KHỚP GỐI NÊN LÀM GÌ

Trật khớp gối là gì ?Trật khớp gối là tình trạng cấu trúc xương ở đầu gối, cụ thể là khớp xương chày và xương đùi bị sai lệch so với vị trí ban đầu, khiến toàn bộ khớp gối bị trật ra phía sau. Tình trạng này xảy ra do một lực rất mạnh tác động vào khớp gối như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao… Chấn thương này phổ biến hơn ở những người chơi thể thao do va chạm, té ngã hoặc chuyển động vặn xoắn đột ngột của đầu gối. 2. Các triệu chứngĐau đầu gối. Đây là dấu hiệu tr...
Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám