Trật khớp

tổng quan bệnh

Trật khớp là thuật ngữ dùng để mô tả sự sai lệch vị trí của cấu trúc xương, gây tác động trực tiếp đến phần khớp, thường do một chấn thương thường gặp ở mọi lứa tuổi do vận động không đúng cách trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao.

Tương tự bong gân, trật khớp thường xảy ra khi bạn té ngã hoặc va chạm mạnh. Ngoài ra, việc đổi hướng đột ngột khi đang di chuyển với tốc độ cao cũng là nguyên nhân gây nên chấn thương, đặc biệt là trật cổ chân và trật khớp gối.

nguyên nhân gây bệnh

Khoảng 80 – 90% các trường hợp trật khớp đến từ nguyên nhân

  • Chấn thương do tai nạn giao thông
  • Tai nạn lao động
  • Tai nạn trong tập luyện các môn thể thao như bóng chuyền, bóng đã, trượt ván… 

Bên cạnh đó còn có các nhóm nguyên nhân gây trật khớp khác như: Trật khớp do bẩm sinh, do bệnh lý (như viêm xương khớp háng…), trật khớp vai do liệt cơ delta.

Triệu chứng bệnh

  • Da tại vùng khớp bầm tím, sưng nề
  • Đau và cứng khớp
  • Giảm hoặc mất vận động ở khớp.
  • Hõm khớp bị rỗng: Đây là dấu hiệu đặc biệt của trật khớp tuy nhiên không phải khớp nào cũng có, mà chỉ gặp ở một vài khớp như khớp vai hay khớp khuỷu. Nếu người bệnh đi khám muộn sẽ rất khó phát hiện do tình trạng phù nề sẽ tăng nhanh chóng sau chấn thương.
  • Biến dạng toàn chi: Nếu trật khớp vai thì tư thế cánh tay sẽ bị biến dạng hoặc không khép sát vào thân được. Nếu trật khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối có hiện tượng xoay vào trong, bàn chân bên trật gác lên cổ chân bên lành…
  • Dấu hiệu khớp gồ lên bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
  • Cử động đàn hồi hay còn gọi là dấu hiệu lò xo: Triệu chứng này chỉ xuất hiện trong trật khớp, do đầu xương trật ra chỗ khác đồng thời bị bó chặt trong khối cân cơ và dây chằng. Cho dù cố ý kéo hay đẩy khớp về vị trí bình thường thì khớp vẫn sẽ bật trở lại tư thế tr

Các phương pháp điều trị

Cấp cứu ban đầu

  • Bảo vệ giúp tránh các thương tổn thêm. Nó có thể liên quan đến hạn chế hoạt động cơ quan tổn thương bằng việc bột bất động, nẹp bất động hoặc dùng nạng.
  • Nghỉ ngơi có thể ngăn ngừa tổn thương thêm và giúp hồi phục nhanh hơn.
  • Chườm lạnh và băng ép làm giảm sưng và đau. Đá được bọc kín trong túi nilon hoặc khăn và được chườm ngắt quãng trong 24 đến 48 giờ đầu tiên (trong 15 đến 20 phút, mỗi lần chườm). Chấn thương có thể được băng ép thanh, băng thun, hoặc, đối với một số thương tích có thể gây ra sưng nề, băng gạc Jones. Băng ép Jones gồm 4 lớp; lớp 1 (trong cùng) và lớp 3 là bông cotton, và lớp 2 và 4 là băng thun.
  • Nâng cao chi bị thương lên hơn tim trong 2 ngày đầu để không cản trở lượng máu về; vị trí như vậy cho phép dẫn lưu dịch theo trọng lực và giảm phù nề.

Cố định

  • Bó bột: thường được sử dụng khi trật khớp kèm với gãy xương đơn giản hoặc các thương tích khác cần cố định trên một tuần. Nếu bác sĩ nghi ngờ bị phù nề chi sau khi bó bột thì cần rạch dọc bột và lớp đệm toàn bộ chiều dài phía trong và phía ngoài. Bệnh nhân được hướng dẫn khám lại khi đau nhiều, cảm thấy bột quá chặt, tê bì yếu chi sau bó bột..
  • Dùng nẹp: được sử dụng để bất động trật khớp vững sau khi nắn trật. Ngoài ra, nẹp bất động giúp giảm phù nề do đó ít khi dẫn tới hội chứng khoang sau nẹp. Một số loại trật khớp ở ngọn chi cần phải dùng nẹp cố định cho đến khi hết sưng nề.
  • Cố định bằng đai đeo phù hợp để hỗ trợ khớp trật và giới hạn vận động. Điều này rất hiệu quả trong trật khớp vai vì nếu bất động quá vững sẽ dẫn tới viêm dính khớp vai, vai đông cứng.

Biện pháp phòng ngừa

 Một vài thói quen chung trong sinh hoạt để phòng tránh trật khớp

  • Sử dụng tay vịn khi lên xuống cầu thang
  • Luôn có một bộ sơ cứu trong nhà và mang theo khi phải di chuyển, tập luyện nơi khác
  • Sử dụng thảm chống trơn ở khu vực trơn trượt, ẩm ướt như phòng tắm, nhà vệ sinh
  • Không để các dây, chướng ngại vật tầm thấp trên nền nhà

Để giúp tránh cho trẻ ko bị trật khớp, các phụ huynh nên cân nhắc

  • Dạy trẻ các hành vi an toàn khi vui chơi
  • Theo dõi và giám sát trẻ khi cần thiết
  • Đảm bảo ngôi nhà được thiết kế an toàn cho trẻ nhỏ

Đối với người lớn để phòng tránh trật khớp, cần

  • Mặc đồ, quần áo bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể chất
  • Đảm bảo quy trình an toàn lao động
  • Chấp hành các quy định an toàn giao thông
  • Tránh đứng trên các vật dụng không chắc chắn

Bài viết liên quan

BẠN ĐANG LO LẮNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ XƯƠNG KHỚP?

BIAN là địa chỉ chuyên khoa cơ xương khớp đáng tin cậy, cung cấp giải pháp điều trị tối ưu cho các bệnh lý như:Thoái hóa khớp gối Thoái hóa cột sống Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp Thoát vị đĩa đệm Đau nhức xương khớp, cổ vai gáy Loãng xương Đau thần kinh tọa Viêm gân, viêm bao hoạt dịch Chấn thương thể thao👉🏻 BIAN luôn có những phác đồ điều trị 💎 Ít thời gian 💎 Ít chi phí 💎 Ít tái phát 💎 Đúng đích 💎 Đúng bệnh 💎 Đúng cam kết🏢 Đội ngũ bác sĩ chuyên ngh...

TẬP PHỤC HỒI ĐỨT DÂY CHẰNG – QUÁ TRÌNH KHÓ KHĂN NHƯNG CẦN KIÊN TRÌ

🦵 Đứt dây chằng là một trong những chấn thương phổ biến trong thể thao và đời sống hàng ngày, gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động.❗ Nguyên nhân đứt dây chằng:Chấn thương thể thao: Các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ, tennis là nguyên nhân phổ biến, do chuyển động mạnh hoặc va chạm trực tiếp.Tai nạn sinh hoạt: Té ngã, tai nạn giao thông cũng có thể dẫn đến đứt dây chằng.Lão hóa: dây chằng có thể bị yếu đi, dễ bị đứt khi chịu tác động mạnh.⚠️ Dấu hiệu đứt...

TẬP PHỤC HỒI ĐỨT DÂY CHẰNG – QUÁ TRÌNH KHÓ KHĂN NHƯNG CẦN KIÊN TRÌ

🦵 Đứt dây chằng là một trong những chấn thương phổ biến trong thể thao và đời sống hàng ngày, gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động. ❗ Nguyên nhân đứt dây chằng:Chấn thương thể thao: Các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ, tennis là nguyên nhân phổ biến, do chuyển động mạnh hoặc va chạm trực tiếp.Tai nạn sinh hoạt: Té ngã, tai nạn giao thông cũng có thể dẫn đến đứt dây chằng.Lão hóa: dây chằng có thể bị yếu đi, dễ bị đứt khi chịu tác động mạnh...

BIAN- ĐỒNG HÀNH CÙNG CTY MAY MẶC CỔ PHẦN BÌNH

 Vừa qua trung tâm chấn thương chỉnh hình BIAN đã hoàn thành chương trình hỗ trợ khám chữa bệnh cơ xương khớp cho tập thể cán bộ công nhân viên công ty may mặc cổ phần Bình Dương. BIAN đã cùng công đoàn thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện mang lại lợi ít tốt nhất cho người lao động. Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không tốt....
Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám