Vẹo cột sống

tổng quan bệnh là gì ?

Vẹo cột sống hay vẹo cột sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Đó cũng là bệnh lý về cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, vị thành niên và người lớn tuổi, độ tuổi thường gặp từ 10-15. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn bé trai.

nguyên nhân gây bệnh

  • Di truyền: Một số bệnh nhi bị cong vẹo, lệch cột sống từ lúc bẩm sinh.
  • Các yếu tố tác động khi người mẹ mang thai hoặc sự phát triển của thai nhi diễn ra quá nhanh, không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ cũng là nguyên nhân khiến cột sống của trẻ bị chèn ép, cong vẹo.
  • Các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng khiến cột sống phát triển bất thường.
  • Bàn chân bẹt: Khoảng 30% trẻ em châu Á mắc phải tật bàn chân bẹt, tức là tình trạng bàn chân không có vòm hay lõm, khiến chân bị xoay đổ vào trong. Bàn chân bẹt có thể khiến xương ở cẳng chân của trẻ bị xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch dẫn đến đau, viêm, thậm chí thoái hóa khớp gối. Nghiêm trọng hơn, sự lệch trục này còn dẫn đến chứng vẹo cột sống. Nếu không được can thiệp, chữa trị kịp thời sẽ gây nên những rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
  • Nhiều trường hợp trẻ em bị chứng vẹo cột sống xuất phát do người lớn cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.

Triệu chứng bệnh

Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các dấu hiệu bất thường như sau:

  • Gai đốt sống không thẳng hàng.
  • Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao.
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
  • Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp, rộng không giống nhau.
  • Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
  • Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

Khi tình trạng cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Đau lưng.
  • Không có khả năng đứng thẳng.
  • Chân bị đau, tê hoặc yếu đi đáng kể.
  • Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống bằng cách nào?

Các xét nghiệm hình ảnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện để tìm nguyên nhân và mức độ của chứng vẹo cột sống bao gồm:

Chụp X-quang: Khi thực hiện kiểm tra này, một lượng nhỏ bức xạ được sử dụng để tạo ra hình ảnh cột sống của người bệnh.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm này sử dụng sóng vô tuyến và từ tính để có được hình ảnh chi tiết về xương và mô xung quanh chúng.

Chụp cắt lớp vi tính CT: Trong quá trình kiểm tra này, tia X được chụp ở nhiều góc độ khác nhau để có được hình ảnh 3D của cơ thể.

Các phương pháp điều trị

Đeo đai chỉnh cột sống

Đai lưng là dụng cụ giúp hỗ trợ điều trị cong vẹo cột sống. Nó có tác dụng giúp ổn định cột sống, điều chỉnh tư thế, hạn chế sự phát sinh của các cơn đau (nhất là trong mỗi lần vận động). Tuy nhiên để nhận thấy được hiệu quả, người bệnh cần kiên trì đeo đai chỉnh trong suốt một thời gian dài.

Tập vật lý trị liệu

Các bài tập chữa vẹo cột sống phù hợp có thể hỗ trợ rất tốt cho người bệnh. Để biết mình có thể thực hiện các bài tập nào, bệnh nhân cần được thăm khám và tư vấn kỹ càng từ bác sĩ. Đối với những người bị vẹo cột sống ngực, bài tập nên tác động đến vai. Trường hợp bị vẹo cột sống thắt lưng, các động tác nên tập trung vào phần lưng dưới. Hiệu quả của việc luyện tập phụ thuộc vào tính kiên trì đều đặn và thực hiện đúng động tác.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn của nhiều bệnh nhân với mong muốn sớm cải thiện đường cong cột sống. Phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng khi mức độ vẹo cột sống của bệnh nhân quá nặng và các phương pháp bảo tồn không còn tác dụng. Đặc biệt với các bệnh nhi nhỏ tuổi, phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì có thể gây sốc thuốc, hôn mê, liệt do tổn thương hệ thần kinh…

Bài viết liên quan

Thoái Hóa Khớp Gối – Đừng Để Đau Đớn Cản Trở Cuộc Sống Của Bạn!

- Khớp gối kêu lộp cộp khi thay đổi tư thế, như đứng lên ngồi xuống. - Đau nhức khi di chuyển, đặc biệt là khi leo cầu thang, đi bộ hoặc ngồi xổm. - Cảm giác cứng khớp: Khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc gập gối. - Sưng tấy và cảm giác nóng khi chạm vào khớp gối. - Vận động kém: Khó thực hiện như đi bộ, đứng lên ngồi xuống, hoặc lên xuống cầu thang.Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng này, có thể là bạn đang đối mặt với thoái hóa khớp gối. Nhưng đừng lo, chúng tôi có giải p...

HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI DIỆU KỲ CỦA BỆNH NHÂN NHÍ 10 TUỔI

HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI DIỆU KỲ CỦA BỆNH NHÂN NHÍ 10 TUỔI💪 Từ nỗi đau sau tai nạn đến những bước đi đầy nghị lực!Một câu chuyện về sự kiên trì và sức mạnh không ngờ của bệnh nhân nhí 10 tuổi sau tai nạn giao thông nghiêm trọng. Với tình trạng gãy xương đùi, em đã trải qua ca phẫu thuật khó khăn được thực hiện bởi bác sĩ Trần Đức Vinh đến từ Trung tâm chấn thương chỉnh hình BIAN và bắt đầu hành trình phục hồi chức năng vận động tại BIAN sau một tháng.✨ Giai đoạn vật lý trị liệu ✨Tại B...

BƯỚC ĐẦU ĐỂ CHO ĐÔI BÀN CHÂN KHOẺ MẠNH

BƯỚC ĐẦU ĐỂ CHO ĐÔI BÀN CHÂN KHOẺ MẠNH Bàn chân bẹt là tình trạng khi lòng bàn chân không có vòm tự nhiên, dẫn đến bàn chân phẳng lì, không có sự lõm xuống ở khu vực lòng bàn chân. Đây là một vấn đề khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được can thiệp kịp thời. Nguyên Nhân Gây Bàn Chân Bẹt 👩‍👩‍👧‍👦Yếu tố di truyền: Phần lớn trẻ em mắc hội chứng bàn chân bẹt do di truyền từ gia đình.🚶‍♂️Thói quen đi lại:...

TẠI SAO ĐẦU GỐI BỊ VÔI HÓA

Vôi hoá là gì?Vôi hóa là sự tích tụ Canxi ở mô cơ thể, thường xảy ra trong quá trình hình thành xương. Tình trạng này có thể là bệnh lý hoặc dấu hiệu lão hóa tự nhiên tùy theo từng trường hợp cụ thể. Xương bị vôi hóa chính là kết quả của việc cơ thể tự bảo vệ mình, hay nói cách khác là phản ứng tự nhiên trước chấn thương, nhiễm trùng và các rối loạn tự miễn dịch khác. 2. Nguyên nhân xương bị vôi hóa Vôi hóa xương xuâ...

Ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống bằng cách yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:

  • X – Quang: Chụp X – quang giúp bác sĩ kiểm tra liệu cột sống có bị tổn thương về xương, gai đốt xương, mất đĩa hoặc sụn hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): nhằm xác định những tổn thương ở đĩa đệm và vị trí dây thần kinh cột sống bị thoát vị.
  • Một số xét nghiệm khác: điển hình như xét nghiệm máu nhằm loại trừ các bệnh lý gây đau cột sống như viêm cột sống dính khớp, lao cột sống.
Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám