Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn.
Vòm bàn chân có cấu tạo gồm các cơ và dây chằng nối xương ở phần giữa, trước và sau thắt chặt. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân) do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là các mô mềm. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ bắt đầu phát triển hoàn thiện. Ở
Bệnh lý bàn chân bẹt có thể do:
- Thói quen đi dép hoặc xăng-đan có đế lót phẳng từ nhỏ: Điều này khiến cho hệ thống dây chằng và cơ ở bàn chân không được phát triển tốt, dẫn đến sụp vòm bàn chân.
- Di truyền: Bàn chân bẹt có phải bẩm sinh không? Dị tật bàn chân bẹt bẩm sinh do di truyền nếu ba mẹ có tiền sử bị hội chứng bàn chân bẹt. Hoặc trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt.
- Béo phì: Đây là yếu tố làm tăng áp lực lên bàn chân, khiến cho vòm bàn chân sụp xuống và biến dạng.
- Dây chằng lỏng lẻo: Dây chằng là một dải mô kết nối các xương với nhau, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình vòm cong bàn chân. Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt, dẫn đến mất vòm cong bàn chân.
- Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu 1 trong 2 chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.
- Một số nguyên nhân khác: Hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng tăng động khớp hoặc các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt.
Tác hại của bàn chân bẹt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bởi lẽ, vòm bàn chân có vai trò rất quan trọng trong việc chịu lực, cân bằng, giúp đi đứng nhẹ nhàng và giảm phản lực từ mặt đất dội lên bàn chân. Với những trẻ mắc chứng bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân) sẽ gây mất cân bằng cả cơ thể, khả năng vận động hạn chế, chạy nhảy dễ bị ngã do bàn chân không đủ linh động.
Ngoài ra, dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
Biến dạng bàn chân: Trẻ có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân sẽ áp sát xuống mặt đất, lâu dần sẽ khiến bàn chân bị biến dạng.
Viêm hoặc thoái hóa khớp gối: Cấu trúc bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh đi lại và chạy nhảy, dẫn đến khớp gối cũng bị xoay lệch. Đây chính là căn nguyên gây viêm, thoái hóa khớp gối.
Ảnh hưởng đến lưng và cổ: Sự mất cân bằng cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến lưng và cổ, gây ra các cơn đau khó chịu, vẹo cột sống.
Có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý khác: Cong vẹo cột sống, ngón chân cái có cấu trúc bất thường, viêm bao hoạt dịch ngón cái, gãy xương, đau xương cẳng chân, viêm khớp bàn chân, xoay khớp háng, xoay khớp gối…
Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân
Nếu được phát hiện sớm, sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp an toàn, hiệu quả để điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ.
Đế chỉnh hình là một dụng cụ hỗ trợ, được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân mỗi bé, đặt vào giày hoặc dép nhằm giúp tái tạo vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.
Phẫu thuật bàn chân bẹt – Khi nào cần thực hiện?
Phẫu thuật là một trong những cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em. Sử dụng phương pháp phẫu thuật không được các bác sĩ khuyến khích để điều trị bàn chân bẹt cho trẻ dưới 8 tuổi hoặc gặp dị tật ít nghiêm trọng vì tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn, mất nhiều thời gian hồi phục.
Vật lý trị liệu
Tập vật lý trị là một trong những cách hỗ trợ chữa bàn chân bẹt ở trẻ em. Đây là phương pháp an toàn, dễ thực hiện và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, phải có sự giám sát của bác sĩ, kỹ thuật viên để đưa ra những bài tập phù hợp