GIẢM ĐAU NHỨC THẦN KINH TỌA

  • Đau nhức thần kinh tọa

Là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. 

Cơn đau xuất phát: 

  • Từ cột sống thắt lưng
  • Mặt ngoài đùi 
  • Mặt trước cẳng chân 
  • Mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. 

Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.

 

  • Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép. 

Dưới đây là một số nguyên nhân :

  • Thoát vị đĩa đệm: nhiều nghiên cứu cho thấy mỗi người đều từng bị trượt đĩa đệm vào một thời điểm nào đó trong đời. Theo đó, đĩa chính là miếng đệm giữa mỗi đốt sống trong cột sống. Áp lực từ các đốt sống có thể làm cho phần gel đĩa đệm tràn ra ngoài thông qua điểm yếu ở thành ngoài (thoát vị), từ đó đè lên dây thần kinh tọa gây đau.
  • Gặp chấn thương: người bệnh gặp các chấn thương mạnh tại vùng từ thắt lưng đến bàn chân có thể bị đau thần kinh tọa nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.
  • Tuổi tác: tuổi tác cũng là yếu tố dẫn đến đau thần kinh tọa. Tuổi càng cao, các cơ và xương khớp dần bị lão hoá, dễ mắc các thương tổn, dễ dàng mắc các vấn đề về xương khớp, trong đó phải kể đến đau dây thần kinh tọa.
  • Thói quen sinh hoạt không đúng cách: những công việc có đặc thù phải đứng, ngồi trong thời gian dài hoặc , chị em phụ nữ có thói quen đi giày cao gót cũng làm gia tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa.
  • Làm công việc nặng nhọc: các công việc nặng nhọc, chẳng hạn như khuân vác sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép, trong đó có dây thần kinh tọa. Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn tới đau thần kinh tọa.

 

  • Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Cũng giống như tên gọi, đau dây thần kinh tọa chính là cơn đâu tại những nơi có dây thân kinh tọa đi qua và các vùng xung quanh . Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:

  • Tê chân dọc theo dây thần kinh, một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân.
  • Cơn đau có thể thay đổi từ đau nhẹ đến đau nhói, nóng rát. Đôi khi nó có thể cảm thấy như bị giật hoặc điện giật.
  • Cơn đau tệ hơn khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
  • Đau cột sống thắt lưng, cơn đau sẽ xuất hiện từ mông đến các vùng sau chân có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội

Ngoài triệu chứng đau thần kinh tọa, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

 

  • Đối tượng nguy cơ đau dây thần kinh tọa
  • Người lớn tuổi: cột sống thoái hóa, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa.
  • Thừa cân, béo phì: làm tăng căng thẳng cho cột sống.
  • Người hay vặn lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể gây đau thần kinh tọa.
  • Những người ngồi nhiều hoặc ít vận động dễ bị đau thần kinh tọa hơn những người năng động.
  • Người bị bệnh tiểu đường đối diện nguy cơ tổn thương thần kinh.

 

  • Phương pháp chẩn đoán

Khi gặp những triệu chứng giống với các triệu chứng nêu trên, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để bác sĩ có thể hiểu hơn tình trạng của người bệnh và đưa ra phương pháp chuẩn đoán và điều trị chuẩn xác nhất. 

Dưới đây là hai phương pháp thường dùng để chuẩn đoán bệnh đau dây thần kinh tọa: 

  • Kiểm tra khả năng vận động:

– Đi bằng mũi chân và gót chân để kiểm tra sức mạnh của cơ bắp chân.

– Nâng cao chân để ghi lại điểm bắt đầu cơn đau, từ đó xác định chính xác dây thần kinh bị ảnh hưởng và một số vấn đề về đĩa đệm.

– Thực hiện các động tác kéo giãn để xác định cơn đau cũng như kiểm tra độ dẻo dai và sức mạnh cơ bắp.

  • Chuẩn đoán hình ảnh:

– Chụp X-quang cột sống để kiểm tra vị trí của các đốt sống, gai xương.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để xem hình ảnh chi tiết của đĩa đệm và các mô mềm bao quanh cột sống.

– Điện cơ đồ (EMG) để kiểm tra mức độ di chuyển của các xung điện qua dây thần kinh tọa và phản ứng của các cơ.

– Chụp tủy đồ để xác định xem đốt sống hoặc đĩa đệm có gây chèn ép tủy, từ đó gây ra cơn đau hay không.

 

  • Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những biến chứng đau thần kinh tọa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây suy giảm chức năng vận động. 

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.

 

  • Phương pháp điều trị

Chứng đau thần kinh tọa có thể khỏi hoặc thuyên giảm khi áp dụng một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà. Trong đó, khoảng 80 – 90% trường hợp đã khỏi bệnh mà không cần can thiệp phẫu thuật. Khoảng một nửa trong số này hồi phục hoàn toàn trong vòng sáu tuần. 

Do đó,  bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

  • Thuốc trị đau thần kinh tọa có kê đơn.
  • Tập phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.
  • Tiêm cột sống.

Nếu các phương pháp này hoàn toàn không mang lại hiệu quả, tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, có thể phải thực hiện can thiệp phẫu thuật để kiểm soát, tránh biến chứng nguy hiểm.

 

  • Biện pháp phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

Các biện pháp phòng ngừa không thể đảm bảo loại trừ 100% khả năng mắc bệnh nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Dưới đây một số phương pháp để phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa:

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp: lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế chắc chắn, xoay được.
  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho tình trạng đau thần kinh tọa để giảm các triệu chứng đau của bệnh.

 

Nếu gặp phải những biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh tọa hãy đến ngay với Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình BIAN để được hỗ trợ tư vấn và thăm khám nhé!

 

Bian Hợp Tác Cùng Các Đội Ngũ Bác Sĩ Đến Từ Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM, Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện Nhi Đồng Hai, Bệnh Viện Thủ Đức.

Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:

 

HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN

Bình Dương:

68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Hotline: 096.232.7176

Long An:

78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An

Hotline: 096.320.3976

Fanpage: https://www.facebook.com/chanthuongchinhhinhbian

Fanpage: https://www.facebook.com/vatlytrilieubian

Website: https://bianclinic.com

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám