THOÁI HÓA KHỚP VAI: DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

1. Thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa khớp vai là tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn, làm cho các đầu xương cọ xát với nhau, gây sưng đau khó chịu, từ đó khiến vai suy giảm khả năng vận động.Trong đó, 2 khớp thường bị thoái hóa nhất là:

  • Khớp ổ chảo – cánh tay: tạo bởi ổ chảo của xương bả vai và chỏm xương cánh tay, tạo điều kiện cho vai thực hiện những chuyển động với biên độ rộng.
  • Khớp cùng – đòn: tạo bởi đầu ngoài xương đòn và mỏm cùng của xương bả vai, thường dễ bị thoái hóa hơn so với khớp ổ chảo – cánh tay.

2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp xương vai

Phần lớn nguyên nhân thoái hoá khớp vai thường xảy ra ở hai nhóm sau đây:

2.1. Tác nhân từ bên ngoài

  • Do ảnh hưởng của các vụ tai nạn, chấn thương, va đập mạnh hay thể thao quá sức để lại: Đầu tiên các trường hợp này gây tổn thương trực tiếp lên xương, khớp, làm viêm khớp vai.
  • Do thói quen và tính chất công việc: Xảy ra do thường xuyên ngồi sai tư thế, làm việc nâng vác các vật nặng hay tính chất ngành nghề của vận động viên cử tạ, cầu thủ bóng rổ,… 

2.2. Tác nhân từ bên trong

  • Dị tật bẩm sinh: Do cấu trúc xương vai kém hoặc bị khiếm khuyết nên có nhiều khả năng cao bị trật khớp vai và dễ tổn thương hơn người bình thường. Từ đó nguy cơ bị viêm thoái hóa xương khớp vai cũng tăng lên.
  • Tuổi già: Theo thời gian thì các xương khớp dần lão hóa và giòn, dễ gãy, kém linh hoạt hơn, sụn mỏng nên hai đầu khớp cọ xát với nhau gây tổn thương. Vì thế những người trên 50 tuổi thường mắc các bệnh về thoái hoá xương khớp vai.
  • Béo phì: Mặc dù xương vai không chịu nhiều trọng lượng của cơ thể, tuy nhiên theo các nghiên cứu thì những người béo phì có nguy cơ thoái hoá khớp vai cao hơn người chăm chỉ luyện tập thể dục. Béo phì là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm toàn thân ở cấp thấp, góp phần cho sự phát triển của viêm xương khớp

  • Giới tính: Theo chuyên gia, nữ giới dễ bị thoái hoá khớp xương vai hơn nam là do nội tiết tố sinh dục ở nữ.
  • Di truyền: Ngoài những nguyên nhân thoái hoá khớp vai ở trên thì yếu tố di truyền cũng cần được nhắc đến. Giống như tóc, màu da hay chiều cao, bệnh xương khớp vai cũng liên quan đến di truyền. Nếu có một người trong gia đình bị viêm khớp thì tỷ lệ họ hàng cũng mắc phải là rất cao.

3. Triệu chứng nào nhận biết người bị thoái hoá khớp vai

Nói về thoái hoá khớp vai triệu chứng dễ dàng nhận thấy khi có các dấu hiệu sau đây:

  • Đau khớp vai: thường có cảm giác đau nhức, đau âm ỉ hoặc dữ dội khi vận động hay bê những vật nặng. Đau nhức xảy ra ở khớp vai sau đó lan xuống bả vai, cổ và ức. 

  • Khớp vai sưng: Tình trạng viêm ở khớp vai khiến các bộ phận xung quanh khớp bị tổn thương theo, dẫn đến các hiện tượng sưng đỏ, nóng ở các mô lân cận. 

  • Khớp vai bị cứng: có cảm giác cứng khớp vai, làm giảm khả năng vận động, kém sự linh hoạt, thậm chí nặng hơn là bất động. Ở dấu hiệu này, người mắc thoái hoá khớp vai cũng dễ nhận biết thông qua hoạt động xoay bả vai, nhấc cánh tay,.. sẽ cảm thấy đau nhức và tê cứng.

  • Phát ra tiếng kêu: Khi người bệnh xoay thì bả vai sẽ phát ra tiếng “lục khục”. Đó là do sụn ổ khớp, dịch ổ khớp đã hao mòn và cạn kiệt nên xương không được bảo vệ, tạo ra sự ma sát đồng thời phát ra tiếng.

  • Vai yếu và cơ teo: Bạn sẽ có cảm giác vai mình bị yếu đi, nếu không kịp thời khắc phục thì cơ sẽ teo lại, không được rắn chắc như bình thường.

4. Điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả

Thực tế, thoái hóa khớp là một vấn đề sức khỏe mạn tính và không có cách chữa lành hoàn toàn. Tuy vậy, ngày nay các chuyên gia có rất nhiều cách để giúp bệnh nhân giảm đau, đồng thời duy trì chức năng vận động cũng như tính linh hoạt của khớp đang chịu thương tổn . Trong đó, đơn giản nhất là xây dựng lối sống lành mạnh với những thói quen như:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học. Hãy tham vấn cùng bác sĩ chuyên khoa nếu chưa biết bị thoái hóa khớp vai nên và không nên ăn gì mới tốt.
  • Cố gắng vận động nhẹ nhàng thường xuyên để duy trì tính linh hoạt của khớp vai.
  • Chườm nóng, lạnh và xoa bóp đúng cách khi các triệu chứng khó chịu bùng phát.

Tuy nhiên, thay đổi thói quen sinh hoạt thôi vẫn chưa đủ. Bệnh nhân vẫn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để để tối ưu hoá việc kiểm soát quá trình thoái hoá ở khớp vai, đồng thời ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

Dựa theo tình huống đặc thù của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đề xuất giải pháp điều trị riêng cho mỗi người bệnh. Nhìn chung, các hướng điều trị thường bao gồm:

  • Sử dụng thuốc để điều trị: Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid NSAIDs (aspirin, ibuprofen, naproxen…) có thể xem là trị liệu đầu tay giúp bệnh nhân thoái hóa khớp vai tạm thời đẩy lùi những cơn đau khó chịu.

  • Thuốc tiêm: Trong một số trường hợp bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau dạng uống hoặc bôi ngoài da, bác sĩ có thể cân nhắc đến phương án tiêm thuốc gồm: Tiêm steroid cục bộ với tác dụng giảm đau sưng và cứng vai nhanh chóng. Tiêm axit hyaluronic giúp “bôi trơn” khớp vai

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập co duỗi và tăng cường sức mạnh cho các cơ hỗ trợ khớp vai không chỉ giúp giảm đau, cứng vai do thoái hóa mà còn góp phần cải thiện biên độ vận động của khớp. Bệnh nhân nên tham vấn cùng các chuyên gia vật lý trị liệu để lên kế hoạch tập luyện phù hợp.

  •  Phẫu thuật điều trị: Thay khớp vai toàn phần hoặc bán phần: chủ yếu dành cho những trường hợp khớp vai bị biến dạng, hư tổn nặng nề dẫn đến mất chức năng vận động, từ đó giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tàn phế.

5. Phòng ngừa thoái hóa khớp vai

Mặc dù thoái hoá khớp vai nguyên phát (liên quan đến tuổi tác, di truyền…) không thể phòng ngừa được, nhưng đối với những trường hợp thoái hoá thứ phát (do chấn thương, bệnh lý… gây ra), mọi người có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng cách:

  • Tập tư thế đúng để giảm thiểu áp lực đè nặng lên khớp
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu
  • Cố gắng rèn luyện thể chất mỗi ngày với cường độ vận động phù hợp
  • Ăn uống lành mạnh, khoa học
  • Chú trọng việc nghỉ ngơi đầy đủ
  • Cẩn thận trong công việc và sinh hoạt thường ngày, hạn chế té ngã, chấn thương
  • Lắng nghe cơ thể của chính mình

 Để đặt lịch khám tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình BIAN, Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới  để được hỗ trợ và giải đáp thêm về tình trạng này, cũng như đặt lịch khám nhanh chóng.

BIAN tự hào đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN
Bình Dương:
68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 096.232.7176
Long An:
78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Hotline: 096.320.3976

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám