THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

 Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống cổ thoát khỏi bao xơ, từ đó gây nên bệnh lý chèn ép các rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ.

 Trong cơ thể, “cầu nối” giữa đầu và xương sống chính là cột sống cổ. Bộ phận này được hình thành từ bảy đốt sống, được đánh số từ C1 – C7 và nối liền với nhau bằng đĩa đệm. Mặc dù thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là phổ biến nhất, nhưng thực tế, bất kỳ vị trí đốt sống cổ nào cũng có thể chịu thương tổn.

2. Thoát vị đĩa đệm ở cổ do những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đĩa đệm bị thoát vị. Trong đó phổ biến là các nguyên nhân như:

  • Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
Ngồi sai tư thế trong một thời gian dài ảnh hưởng đến cột sống
  • Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.
  •  Lối sống kém lành mạnh: Những thói quen kém lành mạnh như sử dụng thuốc lá, lười tập thể dục thường xuyên và dinh dưỡng không đầy đủ sẽ góp phần làm cho sức khỏe đĩa đệm dần kém đi.

3. Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Một số dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đó là:

  • Bệnh khởi phát với triệu chứng đau nhức mỏi vùng cổ, hạn chế vận động, cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn vào khoảng thời gian vừa mới ngủ dậy.
  • Đau, co cứng cơ cạnh cột sống cổ, đau tăng lên khi bệnh nhân thực hiện những động tác như cổ thẳng hoặc cúi người lâu.
  • Ấn vào những điểm cạnh cột sống cổ đau.
Đau nhiều vùng gáy, có thể lan xuống hai tay
  • Đau nhiều vùng gáy, có thể lan lên trên hoặc lan xuống dưới, cảm giác rát bỏng kèm theo, có thể đau nông hoặc đau sâu, cơn đau tăng lên khi vận động khiến bệnh nhân hạn chế những cử động gấp, duỗi, xoay hoặc nghiêng.
  • Đau kiểu rễ thần kinh cổ, đau tăng khi bệnh nhân gắng sức, tê bì vùng bàn tay và ngón tay, có thể đau 1 bên hoặc cả 2 bên.
  • Nhức đầu, đặc biệt là nhức đầu vùng chẩm, vùng thái dương, vùng trán và 2 bên hốc mắt, ngoài ra còn có thể chóng mặt, ù tai , giảm thị lực, nuốt khó, đau vùng tai và vùng sau tai được gọi là hội chứng động mạch đốt sống
  • Bệnh nhân đi không vững, dị cảm, teo cơ chi trên, yếu liệt chi trên hoặc chi dưới trong hội chứng chèn ép tủy, bệnh nhân có rối loạn cơ tròn và phản xạ gân xương thường tăng trong những trường hợp này.

4. Các phương pháp điều trị thoát vị cột sống cổ

  • Bất động cột sống cổ: Trong giai đoạn cấp đang đau nhiều, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường, đeo nẹp cổ khi ngồi và khi đi lại trong một đến ba ngày đầu, có tác dụng giảm phù nề, giảm đau cột sống.
  • Liệu pháp dùng thuốc: Là biện pháp chủ yếu điều trị triệu chứng. Có thể dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, các vitamin nhóm B, các thuốc giãn cơ vân, an thần.
Tập vật lý trị liệu giúp giảm cơn đau va giãn cơ vùng cổ vai gáy
  • Vật lý trị liệu:Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân các kỹ thuật tư thế, nâng đỡ đồ vật, và đi lại đúng cách, cũng như giúp bệnh nhân tập cơ lực và giãn cơ vùng cổ, vai, cánh tay. Kết hợp với trang thiết bị máy móc hiện đại như máy siêu âm, điện xung, kéo giãn cột sống,…
  • Điều trị phẫu thuật :Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ nghiêm trọng, triệu chứng không khỏi trong vài tuần hoặc vài tháng thì người bệnh có thể phải phẫu thuật can thiệp.

5. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ

 Để đảm vệ sức khỏe, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ngay từ đầu bằng một số thói quen sống lành mạnh như:

  • Rèn luyện thể chất thường xuyên với cường độ phù hợp.
  • Kiểm soát tốt cân nặng, tránh thừa cân, béo phì.
Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡnng
  • Thực hiện tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động.
  • Chế độ ăn đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. 
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần. 

 Để đặt lịch khám tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình BIAN, Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới  để được hỗ trợ và giải đáp thêm về tình trạng này, cũng như đặt lịch khám nhanh chóng.

BIAN tự hào đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN
Bình Dương:
68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 096.232.7176
Long An:
78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Hotline: 096.320.3976

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám