🦴💫 LOÃNG XƯƠNG: ĐỪNG ĐỂ ĐẾN KHI QUÁ MUỘN! 💫

🦴👉 Loãng xương – “Kẻ cướp thầm lặng”, âm thầm lấy đi sức mạnh của xương bạn. Chỉ đến khi xương yếu đi và gãy do một cú ngã nhẹ, chúng ta mới nhận thấy sự nguy hiểm. ⚠️

🩺 Khi nào bạn cần điều trị loãng xương?

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương (thực hiện đo mật độ xương – DXA).

📊Bạn có các yếu tố nguy cơ cao như:

✔️ Tuổi cao (phụ nữ trên 65, nam giới trên 70) 👵👴

✔️ Tiền sử gia đình có người bị gãy xương 🦵

✔️ Mãn kinh sớm( Trước 45 tuổi)

✔️ Thói quen sinh hoạt không lành mạnh (hút thuốc, uống rượu, ít vận động) 🚬🍷

✔️ Sử dụng thuốc làm loãng xương (như corticosteroid) trong thời gian dài 💊.

✔️ Mắc các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp,bệnh tuyến giáp, bệnh về thận, …

✔️ Bạn bị gãy xương sau một cú ngã hoặc chấn thương nhẹ

💪 Cách phòng ngừa và điều trị loãng xương :

Thay đổi lối sống:

✔️ Bổ sung canxi và vitamin D qua thực phẩm (sữa, cá, rau xanh, trứng) 🧀🍣🥬🥚

✔️ Tập thể dục thường xuyên: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, tập tạ 🚶‍♀️🏃‍♂️💃🏋️‍♀️

✔️ Hạn chế rượu bia và thuốc lá, duy trì cân nặng hợp lý 🚫🍻🚬

Thuốc điều trị :

✔️ Bisphosphonates (làm chậm quá trình mất xương) 💊

✔️ Romosozumab (kích thích tạo xương mới, ức chế hủy xương) 💉

✔️ Liệu pháp hormone thay thế (HRT) cho phụ nữ mãn kinh (cần tham khảo ý kiến bác sĩ). 🌸

🦴 Chủ động bảo vệ sức khỏe xương ngay từ hôm nay! 🌟

 

 

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám