Hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên hay gặp nhất. Hội chứng này xảy ra khi thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay. Hậu quả của việc chèn ép là gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, khiến người bệnh khó chịu.
Hội chứng ống cổ tay
tổng quan bệnh là gì ?
nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay bao gồm:
- Di truyền: Đây có thể là một yếu tố quan trọng. Đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn ở một số chủng tộc hoặc có sự khác biệt về mặt giải phẫu làm thu hẹp không gian, khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới, do nhìn chung họ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn;
- Sử dụng tay lặp đi lặp lại: Lặp đi lặp lại cùng một chuyển động của bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và gây áp lực lên dây thần kinh;
- Vị trí tay và cổ tay: Thực hiện các hoạt động cần phải uốn cong, gập duỗi quá mức bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh;
- Thai kỳ: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay;
- Các bệnh lý đi kèm: Tổng trạng béo phì, bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, suy thận và rối loạn chức năng tuyến giáp là những bệnh lý có liên quan đến hội chứng ống cổ tay;
- Sau tổn thương cổ tay: Do viêm khớp, viêm dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay, chẳng hạn như trật khớp, gãy xương. Những điều này làm thay đổi không gian trong ống cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bao gồm:
- Cảm giác các ngón tay sưng phồng mơ hồ
- Tê bì tay, ngứa ran, nóng rát và đau đớn, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và 1 phần ngón đeo nhẫn; triệu chứng tê bì đôi khi lan lên cẳng tay và cánh tay
- Đau hoặc ngứa ran có thể đi lên cẳng tay về phía vai;
- Nặng hơn sẽ có tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút và có thể gây khó khăn cho việc thực hiện các động tác mà bình thường vẫn làm tốt như cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách…
- Đánh rơi đồ vật do cảm giác bàn tay tê liệt hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.
Đôi khi các triệu chứng lại xảy ra ban đêm nếu người bệnh ngủ với cổ tay bị cong, gây ra áp lực lên dây thần kinh giữa. Lúc ban đầu, các triệu chứng chỉ thoáng qua, người bệnh đôi khi không nhận biết được. Chỉ đến khi tình trạng xấu đi, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn hoặc kéo dài trong thời gian dài hơn, họ mới thấy bất thường và đi khám. Lúc này, tình trạng chèn ép trên thần kinh giữa đã thực sự nặng nề.
Chuẩn đoán bệnh
Bệnh thoái hóa khớp thường sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh:
- Siêu âm khớp: Cho biết tình trạng sụn khớp gối đang gặp phải: tràn màng dịch khớp, màng dịch khớp đang ở tình trạng nào, những mảnh vụn thoái hóa khớp…
- Chụp MRI: Thấy được những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng.
- Chụp X-quang: Thấy được thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện rõ ràng: Giai đoạn 1 xuất hiện gai xương nhỏ; Giai đoạn 2: thấy rõ gai xương khớp; Giai đoạn 3: khe khớp bị hẹp vừa; Giai đoạn 4: khe khớp bị hẹp nhiều và xương dưới sụn bị vỡ.
- Nội soi khớp: Giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những hư hại do thoái hóa sụn khớp. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ thoái của khớp gối và có cách điều trị cắt lọc các tổ chức viêm thoái hóa trong khớp.
- Lấy dịch khớp xét nghiệm: Đây là cách làm thông thường, đơn giản trong trường hợp bệnh nhân đang bị tràn dịch khớp gối. Bác sĩ sẽ chọc hút dịch để tiến hành điều trị khớp gối để đánh giá về cách bệnh lý về khớp.
Phương pháp điều trị
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Các phương pháp chữa trị gồm:
- Điều trị nội khoa: Được chỉ định trong giai đoạn đầu của hội chứng viêm đau ống cổ tay trên lâm sàng. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm phi steroid, hoặc dùng corticoid đường uống; đồng thời hạn chế các vận động làm gấp hoặc ngửa cổ tay quá mức nhằm giảm áp lực trong ống cổ tay.
- Dùng nẹp cổ tay: Phương pháp này có thể thực hiện vào ban đêm hoặc liên tục cả ngày. Những nghiên cứu cho thấy dùng nẹp cổ tay có thể làm cải thiện các triệu chứng sau 4 tuần điều trị.
- Điều trị ngoại khoa: Được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu rối loạn cảm giác, teo cơ hoặc đã điều trị nội khoa nhiều tháng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm. Trước đây, phẫu thuật mổ mở kinh điển với đường mổ dọc gan tay hoặc mổ mở nhỏ ít xâm lấn là kỹ thuật thường được sử dụng.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu, yoga, siêu âm trị liệu, châm cứu… có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả, đồng thời tăng cường sức mạnh các cơ trong lòng bàn tay. Từ đó, hỗ trợ khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.