BỊ TRẬT KHỚP GỐI NÊN LÀM GÌ

  1. Trật khớp gối là gì ?

Trật khớp gối là tình trạng cấu trúc xương ở đầu gối, cụ thể là khớp xương chày và xương đùi bị sai lệch so với vị trí ban đầu, khiến toàn bộ khớp gối bị trật ra phía sau. Tình trạng này xảy ra do một lực rất mạnh tác động vào khớp gối như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao… Chấn thương này phổ biến hơn ở những người chơi thể thao do va chạm, té ngã hoặc chuyển động vặn xoắn đột ngột của đầu gối.

2. Các triệu chứng

  • Đau đầu gối. Đây là dấu hiệu trật khớp gối phổ biến nhất. Cơn đau đặc biệt nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động, dù chỉ là những động tác đơn giản như đi bước nhỏ hoặc đứng thẳng
  • Biến dạng đầu gối do khớp, xương bánh chè lệch ra khỏi vị trí ban đầu
  • Đầu gối sưng to, có thể kèm theo một số chấn thương phần mềm
  • Giảm khả năng vận động như khó hoặc không thể đi lại, khó co duỗi khớp gối…

3. Trật khớp gối nên làm gì?

  •  Đánh giá cơn đau ở đầu gối

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà trật khớp gối có thể gây đau nhiều hoặc ít. Nếu có thể và không quá đau, hãy thử duỗi thẳng đầu gối. Nếu cảm thấy bị kẹt hoặc quá đau để duỗi thẳng, người bệnh nên ổn định đầu gối và đi khám càng sớm càng tốt. Tự đánh giá cơn đau giúp người bệnh có phương hướng xử lý phù hợp, giảm nguy cơ chấn thương thêm.

  • Hạn chế vận động

 Không nên tự ý nắn bóp, xoay lắc hoặc cố gắng đẩy khớp trở lại vị trí ban đầu. Điều này có thể khiến cho cấu trúc phần mềm quanh khớp như cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch máu… bị tổn thương thêm. Tuy nhiên, cũng không được để khớp gối trật lủng lẳng khi di chuyển vì dễ gây đau, sốc cho người bệnh. 

 Người bệnh cần ngồi yên và dừng ngay các việc đang làm. Vì càng di chuyển và sử dụng khớp gối nhiều, tình trạng bệnh càng nặng. Người bệnh cần được cố định khớp gối bằng vải hoặc nẹp. Cố định khớp gối còn có tác dụng giảm đau tạm thời.

  • Chườm lạnh

Nhiệt độ thấp có thể làm co mạch máu, giảm lưu thông máu và hạn chế tích tụ chất lỏng xung quanh khớp bị thương. Do đó, để giảm đau và sưng, sau khi nẹp, người bệnh có thể chườm một túi đá nhỏ lên gối. Cần lưu ý chườm nhẹ, không ấn mạnh và tránh chườm đá trực tiếp lên khớp vì có thể gây tê cóng hoặc bỏng lạnh.

  • Đến cơ sở y tế gần nhất

Sau khi được cố định khớp và chườm lạnh, các triệu chứng có thể được cải thiện và người bệnh không còn cảm thấy đau nhưng vẫn phải đến cơ sở y tế để nắn chỉnh khớp trật. Nguyên nhân là do:

  • Biến chứng cấp tính nặng nhất của trật khớp gối là tổn thương mạch khoeo. Đây là mạch máu lớn phía sau khớp gối, chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chân. Vì vậy, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trong trường hợp xấu, tình trạng dập và tắc mạch khoeo có thể dẫn đến phải cắt đoạn chi. Do đó, trong vòng 48 – 72 giờ kể từ khi nắn trật, cần được bác sĩ theo dõi sát.
  • Trật khớp gối có thể kèm theo tổn thương dây chằng và/hoặc sụn chêm. Vì vậy, sau khi giảm đau, sưng nề, người bệnh cần đến bệnh viện khám lại để chụp MRI xem có tổn thương dây chằng hay không.
  • Trong quá trình di chuyển, cần cố gắng giữ cố định khớp gối.

Người bệnh có thể cần chụp X-quang hoặc MRI để xác định mức độ nghiêm trọng của trật khớp. Sau đó bác sĩ sẽ nắn sai khớp, điều chỉnh và đưa các xương ở khớp gối về vị trí ban đầu. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm nẹp, bó bột, phục hồi chức năng…

4. Phương pháp điều trị

  • Vật lý trị liệu

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng lực tay để nắn sai khớp, điều chỉnh, đưa các xương ở khớp gối về vị trí ban đầu. Sau đó, người bị thương được bó bột và bất động đầu gối trong tư thế gập nhẹ khoảng 15 độ (thời gian 1 tuần) và bó ống (thời gian 3 tuần) để chức năng vận động của khớp gối được hồi phục và cắt cơn đau.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định nhằm điều chỉnh cấu trúc khớp gối bao gồm xương đùi, xương chày bị sai lệch khỏi vị trí, hoặc trật khớp gối làm gãy xương, dây chằng bị rách, dây thần kinh bị tổn thương. Tùy theo tổn thương, phẫu thuật có thể đóng khung cố định bên ngoài hoặc bên trong xương chày, xương đùi bằng đinh.

5. Phục hồi sau trật khớp gối

  • Vận động, sinh hoạt

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trật khớp và cách điều trị, người bệnh có thể phải dùng nạng hoặc ngồi xe lăn. Thói quen sinh hoạt của người bệnh có thể sẽ bị thay đổi trong một vài tuần. Ví dụ: Người bệnh có thể phải sinh hoạt chủ yếu ở tầng trệt, hoặc đặt hàng giao tận nhà… để hạn chế đi lại.

  • Bổ sung dinh dưỡng

Người bệnh nên ăn uống đủ chất, uống đủ nước để cung cấp nguyên liệu cho quá trình tự sửa chữa. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D có thể giúp xương bánh chè và các xương khác chắc khỏe hơn. Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như xương ống ninh nhừ, nấm, ngũ cốc, sữa, cá ngừ, gan bò và lòng đỏ trứng… Nếu cần thiết, hãy sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường canxi và Vitamin D.

  • Lựa chọn quần áo phù hợp

Khi bị trật khớp gối, nên chọn những loại quần áo dễ mặc vào và cởi ra, hạn chế va chạm vào vùng tổn thương như quần ngắn, quần ống rộng, váy…

  • Yêu cầu giúp đỡ nếu cần thiết

Trong quá trình hồi phục, nên hạn chế vận động, không tự lái xe hoặc mang vác vật nặng… Hãy nhờ sự giúp đỡ từ người khác để sinh hoạt dễ dàng và an toàn hơn.

 

BIAN tự hào đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN
Bình Dương:
68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 096.232.7176
Long An:
78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Hotline: 096.320.3976

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám