CÁC BÀI TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU THOÁI HOÁ KHỚP GỐI

1. Các phương pháp tập vật lý trị liệu khớp gối

Mục đích của việc thực hiện các bài tập trị liệu khớp gối là giúp tăng sức mạnh cho cơ đùi, duy trì khả năng vận động của khớp gối. Chính vì vậy, những bài tập này rất cần thiết cho quá trình phục hồi của những người mới phẫu thuật khớp gối.

Ngoài ra, những người bị tổn thương khớp gối do quá trình lão hóa tự nhiên (thoái hóa khớp gối) hoặc chấn thương nhưng chưa phải phẫu thuật khớp gối cũng có thể tập vật lý trị liệu để đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho cơ thể.

Vật lý trị liệu cho khớp gối thường bao gồm:

  • Sử dụng sóng siêu âm: Sóng siêu âm thâm nhập vào sâu bên trong khớp gối, giúp kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình phục hồi. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giảm viêm, giảm mức độ và tần suất của những cơn đau khớp gối.
  • Tập bằng máy gập duỗi tự động: Thiết bị này có tác dụng hỗ trợ vận động các khớp gối liên tục, góp phần phục hồi chức năng vận động của khớp gối.
  • Sử dụng điện xung: Khi điều trị bằng điện xung, vùng cơ quanh gối sẽ rung lên, từ đó giúp giãn cơ, giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể.
  • Các bài tập cùng vật lý trị liệu: Người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để điều trị tổn thương khớp gối.

2. Các bài tập vật lý trị liệu có thể tập tại nhà cho bệnh nhân thoái hoá khớp gối

2.1 Bài tập đứng lên ngồi xuống:

Cách thực hiện:

  • Hai chân rộng bằng vai.
  • Nâng hai tay thẳng ra trước mặt và song song với sàn.
  • Từ từ ngồi xuống, khi mông chạm vào thành ghế, không ngồi, thay vào hãy ấn gót chân để đứng.
  •  Không dùng tay hoặc vung thân để lấy đà.  
  •  Lặp lại 10 lần
2.2. Bài tập đá chân

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng, lưng dựa vào ghế. Đá chân thẳng lên giữ trong vòng 5 giây
  • Hạ chân xuống.
  • Tập 20-30 lần.
  • Đổi chân, lặp lại bên chân kia.
2.3 Bài tập ngồi dựa tường

Cách thực hiện:

  • Đứng dựa vào tường, chân rộng bằng vai, đưa chân ra phía trước.
  • Từ từ ngồi xuống, giữ thẳng lưng.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 đến 10 giây, lưu ý không nên ngồi xuống quá thấp. Thay đổi mức độ nếu bạn thấy không thoải mái.
  • Đứng lên từ từ, giữ lưng thẳng dựa vào tường.
  • Lặp lại động tác, từ 10-20 lần
2.4. Bài tập duỗi bắp chân

Cách thực hiện:

  • Nắm vào một vật bất kì (thường là ghế) để giữ thăng bằng.
  • Bước chân phải về phía trước
  • Bước chân trái về phía sau
  • Duỗi thẳng chân trái, càng thẳng càng tốt
  • Giữ nguyên trong vòng 5 giây.
  • Làm tương tự với bên còn lại
  • Lặp lại từ 15- 20 lần
2.5. Bài tập co gối 

 

Cách thực hiện:

  • Nằm trên sàn hoặc giường với cả hai chân duỗi thẳng.
  • Từ từ nhấc một chân lên, uốn cong và đưa đầu gối về phía ngực, kéo cho đến khi bạn cảm thấy căng.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 -20 giây, sau đó thả chân về tư thế ban đầu
  • Đổi chân và thực hiện tương tự
  • Thực hiện 15-20 lần với 1 bên chân
2.6. Bài tập nằm nghiêng nâng chân

Cách thực hiện:

  • Nằm nghiêng trên sàn nhà hoặc giường với hai chân duỗi thẳng.
  • Nâng chân ở trên lên cao, tạo với mặt sàn một góc 60º.
    Lưu ý chân nâng lên vẫn cần duỗi thẳng.
  • Giữ yên tư thế này trong 5 giây rồi hạ chân xuống.
  • Lặp lại động tác 15-20 lần cho mỗi đợt.
  • Làm tương tự với bên chân còn lại
2.7. Bài tập co gối 

Cách thực hiện:

  • Nằm nghiêng trên mặt phẳng về bên phải, hai đầu gối hơi co lại, chân chụm, chân trái đặt trên chân phải.
  • Co hai đầu gối lên để tạo thành góc gập 90 độ, hông, vai và chân thẳng hàng, hai bàn chân khép lại.
  • Giữ cho 2 bàn chân dính vào nhau, tách hai đầu gối mở ra càng xa nhau càng tốt giống như mở vỏ sò.
  • Giữ tư thế mở trong 3 – 5 giây sau đó từ từ khép lại.

3. Lưu ý khi thực hiện các bài vật lý trị liệu khớp gối

Trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối, bạn cần lưu ý:

  • Khi mới bắt đầu, bạn nên tập cùng các chuyên viên vật lý trị liệu để tập đúng tư thế, động tác, đảm bảo an toàn và cho hiệu quả cao nhất;
  • Duy trì tần suất và mức độ của các bài tập từ thấp đến cao;
  • Nên chia các bài tập thành 2 – 3 lần/ngày, không nên tập dồn cùng một lúc;
  • Nếu sau một buổi tập thấy tình trạng đau tăng lên hoặc xuất hiện dấu hiệu sưng khớp gối thì ngày hôm sau bạn cần phải giảm thời gian tập xuống;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu các bài tập vật lý trị liệu khiến bạn đau nhức hoặc khó chịu.

Các bài tập vật lý trị liệu khớp gối giúp giảm đau đầu gối, cải thiện sức mạnh cơ bắp, khôi phục biên độ vận động và ngăn ngừa những chấn thương trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì tập luyện thì mới thấy hiệu quả. Và nếu cảm thấy các cơn đau nhức khớp gối diễn ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng thì bạn nên đi thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe và đưa ra lời khuyên phù hợp.

BIAN tự hào đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN
Bình Dương:
68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 096.232.7176
Long An:
78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Hotline: 096.320.3976

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám