1. Tiêm chất nhờn vào khớp gối là gì?
Tiêm chất nhờn vào khớp gối là thủ thuật tiêm acid hyaluronic giúp tăng trọng lượng và nồng độ phân tử của acid hyaluronic nội sinh. Qua đó, các cơn đau nhức sẽ cải thiện và chức năng khớp dần được phục hồi. Tác dụng thuốc có khả năng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm
Khớp gối được coi là bình thường và khỏe mạnh chứa khoảng 2ml dịch khớp. Acid hyaluronic là một thành phần trong dịch khớp, có hàm lượng khoảng 2,5 – 4mg/ml, giúp bôi trơn các mô mềm, bao phủ bên trên lớp bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn.
Acid hyaluronic có tác dụng giúp bao phủ bề mặt sụn khớp, hạn chế va chạm, ma sát giữa các xương, tăng độ linh hoạt của khớp gối khi di chuyển đồng thời bảo vệ các khớp ở đầu gối và điều chỉnh tái tạo xương dưới sụn.
Đây là phương pháp được nhiều người tin dùng khi có thể bổ sung lượng dịch khớp vào khớp gối, giúp khớp gối hoạt động trơn tru, giảm thiểu các cơn đau.
2. Lợi ích tiêm chất nhờn khớp gối
2.1. Bổ sung dịch khớp giúp giảm đau
Acid hyaluronic có tác dụng kháng viêm, giúp ức chế các cytokine gây viêm đồng thời ngăn chặn các hoạt chất gây viêm như PGE2. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, đối với người bị thoái hóa khớp gối, việc bổ sung hyaluronic có tác dụng giảm đau tốt hơn giả dược, đồng thời tác dụng bền vững hơn khi tiêm corticoid.
2.2. Giảm hiện tượng cứng khớp gối và thoái hóa sụn khớp
Khi các khớp được bôi trơn sẽ làm các đầu xương ít va chạm cọ xát vào nhau, từ đó giảm hiện tượng đau khớp, cứng khớp. Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu phát hiện việc bổ sung acid hyaluronic giúp làm chậm tốc độ mất xương của việc loãng xương cũng như tăng hoạt động của nguyên bào xương, các tế bào chịu trách nhiệm xây dựng mô xương mới. Từ đó có thể ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn khớp.
2.3. Cải thiện chức năng vận động và phạm vi vận động
Nhờ bổ sung axit hyaluronic, lượng dịch khớp được đảm bảo hoạt động ở mức bình thường, có thể hạn chế tổn thương ở khớp cũng như cải thiện khả năng vận động ở khớp gối, giúp người bệnh có thể thực hiện hoạt động co duỗi, đi lại dễ dàng hơn.
3. Khi nào nên tiêm chất nhờn
Do đó, cần bổ sung chất nhờn cho khớp gối để hàm lượng chất này ở mức an toàn. Tiêm chất nhờn vào khớp gối là một trong những phương pháp được lựa chọn. Việc tiêm chất nhờn vào khớp gối được chỉ định khi:
- Các phương pháp đường uống không có hiệu quả hoặc kém hiệu quả
- Người có lượng dịch khớp ít hơn so với bình thường, dẫn đến bị đau khớp, khó cử động
- Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ trung bình đến nặng
- Người chưa thể tiến hành mổ thay khớp hoặc không đủ chi phí
- Người không dung nạp được thuốc chống viêm không steroid hoặc các phương pháp điều trị thông thường
- Người chơi các môn thể thao cường độ cao như đá bóng, điền kinh, boxing,…
4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tiêm khớp chất nhờn khớp gối
4.1. Ưu điểm
- An toàn, rất ít trường hợp gây phản ứng viêm tại chỗ, đau ở vị trí tiêm, đau khớp háng, cơ và cảm thấy mệt mỏi. Những phản ứng này sẽ biến mất nhanh chóng sau 2 – 3 ngày và chỉ gặp trong lần tiêm đầu.
- Có tác dụng giảm đau tốt.
- Hiệu quả kéo dài, có thể lên đến 1 năm tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh của từng người
4.2. Nhược điểm
- Không phải trường hợp nào cũng đáp ứng tốt với việc điều trị bằng phương pháp này.
- Chi phí điều trị tốn kém.
- Tiêm đủ liều mới có hiệu quả.