NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐAU THẦN KINH TỌA

1. Đau thần kinh tọa là gì

 Dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động và cảm giác chi dưới.

 Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau thường xảy ra khi thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (dưới), lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.

Đau thần kinh tọa thường gặp ở người từ 30 – 50 tuổi

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa

 Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh kinh tọa (chiếm 80% các trường hợp). Theo đó, khi đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, dây thần kinh tọa sẽ bị chèn ép dẫn tới cảm giác đau buốt. Điều này cũng xảy ra tương tự với những người bị gai cột sống hoặc có khối u hoặc nang nằm trên cột sống. 

  • Các nguyên nhân  như thoái hóa cột sống, trượt – xẹp đốt sống, viêm cơ hình lê, loãng xương cũng dẫn tới đau thần kinh tọa

  •  Tuổi tác (từ 30 tuổi – 60 tuổi) : Tuổi tác càng cao thì càng có nhiều thay đổi liên quan đến cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa.

  •  Béo phì: trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần tăng căng thẳng cho cột sống gây ra đau thần kinh tọa.

  •  Nghề nghiệp: những người ngồi làm việc văn phòng hoặc công việc thường xuyên khiêng vác vật nặng có khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa.

3. Biến chứng của đau thần kinh tọa

 Mặc dù hầu hết người bệnh đau thần kinh toạ có thể phục hồi hoàn toàn, nhưng nếu không được điều trị dứt điểm thì đau thần kinh toạ có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Và đây là một số dấu hiệu biến chứng của đau thần kinh tọa cần được khám và điều trị sớm: Mất cảm giác ở chân, yếu cơ chân, mất chức năng ruột hoặc bàng quang.

4. Phương pháp điều trị thần kinh tọa

  • Dùng thuốc: Có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm để làm giảm các cơn đau do đau dây thần kinh tọa gây ra. Các loại thuốc này bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể 

  • Phẫu thuật: Thường được chỉ định cho những bệnh nhân đau dây thần kinh tọa không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc xuất hiện các biến chứng như: cơ yếu đi đáng kể, mất khả năng kiểm soát ruột – bàng quang. Lúc này, bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép như gai cột sống, một phần đĩa đệm bị thoát vị, khối u…

  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng điều chỉnh vị trí cột sống, tăng cường sức mạnh các cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt. khi cơn đau cấp tính  được cải thiện, bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể thiết kế chương trình phục hồi chức năng để giúp ngăn ngừa chấn thương trong tương lai

5. Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

 Việc thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh bệnh thần kinh tọa không thể giúp loại trừ 100% khả năng mắc bệnh, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên áp dụng các biện pháp sau sẽ giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp: lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế chắc chắn, xoay được.
  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

 Để đặt lịch khám tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình BIAN, Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới  để được hỗ trợ và giải đáp thêm về tình trạng này, cũng như đặt lịch khám nhanh chóng.

BIAN tự hào đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN
Bình Dương:
68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 096.232.7176
Long An:
78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Hotline: 096.320.3976

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám