BỆNH PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

1. Bệnh phồng đĩa đệm là gì?

 Đĩa đệm có dạng hình tròn và dẹt, cấu tạo gồm hai phần: lớp vỏ bao xơ bên ngoài và phần nhân nhầy dạng gel hoặc lòng trắng trứng bên trong. Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống kề cận, hoạt động như một tấm đệm hấp thu xung động, tránh ma sát khi di chuyển, giúp bảo vệ cột sống.

Khoảng 90% trường hợp phồng đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng (L4 – L5 và L5 – S1)

 Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm phồng hoặc lồi ra sau, nơi có vòng sợi bị suy yếu. Lúc này, nhân nhầy vẫn còn nằm ở trong bao xơ, chưa bị lệch khỏi vị trí trung tâm nên  gây áp lực lên các rễ thần kinh xung quanh, từ đó khiến người bệnh xuất hiện các cảm giác đau nhức khó chịu.

2. Phân biệt phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm

Nhiều người cho rằng “phồng đĩa đệm” và “thoát vị đĩa đệm” là những cụm từ chỉ chung một khái niệm. Thế nhưng đây là tình trạng khác nhau, cụ thể là: 

  • Phồng đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa vẫn còn nằm trong bao xơ. Do đó, tình trạng này còn được coi là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị đúng cách, phồng đĩa đệm sẽ diễn biến thành thoát vị đĩa đệm.

    Phồng đĩa đệm là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm
  • Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đã bị rách, nhân nhầy của đĩa đệm bị trượt ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống và gây ra những cơn đau nhức.

3. Dấu hiệu nhận biết phồng đĩa đệm

Bệnh phồng đĩa đệm thường không có dấu hiệu cụ thể ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, người bệnh cảm thấy một số triệu chứng khó chịu như:

  • Đau, tê, ngứa ran ở vùng cổ, lan xuống cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay.
  • Đau mỏi lưng, nhất là vùng thắt lưng.
  • Đau lan phía trên và phía trong đùi.
  • Tê, yếu, ngứa ran bàn chân hoặc ngón chân.

4. Nguyên nhân gây ra phồng đĩa đệm

  • Tuổi tác: Theo thời gian, đĩa đệm dần trở nên khô cứng do mất nước, mất đi độ linh hoạt như ban đầu. Khi có bất kỳ tác động hay chèn ép nào, đĩa đệm bị phồng lên dễ dàng hơn. Tình trạng này thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi.
  • Chấn thương: Những chấn thương ở vùng cột sống do té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông sẽ tạo áp lực mạnh, đột ngột lên cột sống, dễ gây ra hiện tượng phồng đĩa đệm.
  • Di truyền: Nếu cha mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng có khả năng bị phồng đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm.
  • Vận động sai tư thế: Các tư thế hàng ngày như đứng khom lưng lâu, đứng nghiêng người, ngồi lâu, ngồi gục đầu hoặc ngửa cổ… tác động xấu đến đĩa đệm, làm biến dạng cột sống.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng càng tăng càng khiến cột sống gánh thêm nhiều áp lực, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đĩa đệm.
  • Hút thuốc lá và uống rượu bia: Những chất kích thích có trong thuốc lá, rượu, bia làm giảm khả năng tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng của đĩa đệm, khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

5. Điều trị phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Có thể điều trị phồng đĩa đệm bằng y học cổ truyền hoặc điều trị theo tây y. Tùy vào mức độ bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị:

  • Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid, các vitamin nhóm B dùng đường uống hoặc đường tiêm. Có thể phối hợp với thuốc giãn mạch ngoại vi theo chỉ định. Thực tế, tùy vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn cách điều trị cụ thể: nếu thiếu vitamin thì bổ sung vitamin, nếu phồng đĩa đệm nặng dẫn tới thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh nặng, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật… 
  • Vật lý trị liệu phương pháp trị liệu bổ trợ có thể được chỉ định như máy kéo giãn cột sống, sóng xung kích, sóng điện xung… với tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân còn được xây dựng một liệu trình phục hồi chức năng chủ động gồm các bài tập chuyên biệt, qua đó cải thiện sức mạnh cơ khớp, đạt được hiệu quả lâu dài trong điều trị và ngăn ngừa tái đau hiệu quả.

6. Cách phòng ngừa phồng đĩa đệm ngay từ sớm

Phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt hợp lý, cụ thể:

  • Sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Duy trì cân nặng bình thường, tránh tăng cân đột ngột.
  • Thường xuyên tập thể dục để cột sống vững chắc, linh hoạt. Các môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp và đĩa đệm là bơi lội, đi bộ, đi xe đạp,…
  • Khi khiêng vác vật nặng, nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
  • Không nên ngồi quá lâu, thỉnh thoảng phải đứng dậy đi lại và tập các bài tập nhẹ nhàng.
  • Nên dùng ghế tựa thấp để kê chân khi đứng quá lâu, cứ 5 – 10 phút thay đổi chân đặt lên ghế một lần.

Phồng đĩa đệm là thể bệnh nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu tình trạng bệnh kéo dài không được can thiệp kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi phát hiện những cơn đau bất thường ở cột sống, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình BIAN, Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới  để được hỗ trợ và giải đáp thêm về tình trạng này, cũng như đặt lịch khám nhanh chóng.

BIAN tự hào đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN
Bình Dương:
68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 096.232.7176
Long An:
78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Hotline: 096.320.3976

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám