TÌM HIỂU VỀ BÀN CHÂN BẸT

  1. Bàn chân bẹt là gì?

 Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn.Phần lớn trẻ bị dị tật này sẽ tự hết lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt, mềm mại
Thực tế, tất cả bàn chân của trẻ sơ sinh đều không có vòm, không lõm hoặc còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ trong độ tuổi từ 2 – 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng hệ thống dây chằng.

2. Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt

Hội chứng bàn chân phẳng ở trẻ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:

  • Lòng bàn chân của trẻ phẳng lì, có khuynh hướng áp cạnh trong (phần vòm) của bàn chân xuống đất khi đi đứng.
  • Khi đứng quay mặt vào tường, góc cạnh mắt cá chân của trẻ cong khá nhiều, khớp gối có xu hướng chụm vào nhau.

  • Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách làm ướt chân trẻ bằng nước màu, sau đó cho trẻ in bàn chân lên cát hoặc giấy trắng, nếu thấy dấu chân in hiện rõ toàn bộ bàn chân, không để lại hõm cong thì chứng tỏ trẻ có tật bàn chân bẹt.
  • Trẻ bị tật bàn chân bẹt còn thường xuyên phàn nàn về các cơn đau ở bàn chân, mắt cá, đầu gối hoặc có những biểu hiện vụng về hay gặp khó khăn trong khi chơi thể thao.

3. Nguyên nhân 

  • Thói quen đi dép hoặc xăng-đan có đế lót phẳng từ nhỏ: Điều này khiến cho hệ thống dây chằng và cơ ở bàn chân không được phát triển tốt, dẫn đến sụp vòm bàn chân.
  • Di truyền: Di truyền nếu ba mẹ có tiền sử bị hội chứng bàn chân bẹt. Hoặc trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt.
  • Béo phì: Đây là yếu tố làm tăng áp lực lên bàn chân, khiến cho vòm bàn chân sụp xuống và biến dạng.

  • Dây chằng lỏng lẻo: Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt, dẫn đến mất vòm cong bàn chân.
  • Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu 1 trong 2 chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.
  • Một số nguyên nhân khác: Hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng tăng động khớp hoặc các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt.

4. Bàn chân bẹt có nguy hiểm không

Khi chạy nhảy, người có bàn chân bẹt dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động, khi chạm chân xuống đất, cùng lúc gót sẽ vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân bị ảnh hưởng, gây mất cân bằng cơ thể, hạn chế khả năng vận động, tác động không tốt đến khả năng chạy nhảy
Ngoài ra, dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

Biến dạng bàn chân: Phần cạnh trong của bàn chân sẽ áp sát xuống mặt đất, lâu dần sẽ khiến bàn chân bị biến dạng.

Viêm hoặc thoái hóa khớp gối: Cấu trúc bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh đi lại và chạy nhảy, dẫn đến khớp gối cũng bị xoay lệch. Đây chính là căn nguyên gây viêm, thoái hóa khớp gối.

Ảnh hưởng đến lưng và cổ: Sự mất cân bằng cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến lưng và cổ, gây ra các cơn đau khó chịu tại khu vực này.

Có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý khác: Cong vẹo cột sống, ngón chân cái có cấu trúc bất thường, viêm bao hoạt dịch ngón cái, gãy xương, đau xương cẳng chân, viêm khớp bàn chân, gai gót chân, viêm cân gan chân…

5. Cách nhận biết bàn chân bẹt

Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có triệu chứng bàn chân bẹt, nhưng từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân sẽ bắt đầu được hình thành, vì vậy bố mẹ có thể bắt đầu kiểm tra cho con khi trẻ lên 3 tuổi, bằng cách:

  • Cách 1:

Làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ), sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc phần gạch ngoài sân sao cho có thể nhìn rõ dấu chân in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.

  • Cách 2:

Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

  • Cách 3:

Dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

6. Cách phương pháp điều trị

6.1. Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Nếu được phát hiện sớm, sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp an toàn, hiệu quả để điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ.

Đế chỉnh hình là một dụng cụ hỗ trợ, được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân mỗi bé, đặt vào giày hoặc dép nhằm giúp tái tạo vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.

Với những trẻ từ 3 – 7 tuổi, thường xuyên mang đế chỉnh hình sẽ giúp tái tạo vòm chân hiệu quả, giúp cấu trúc bàn chân trở về vị trí cân bằng. Trẻ sau 7 tuổi đến đủ 12 tuổi, hiệu quả tạo vòm bàn chân sẽ thấp hơn và trẻ phải mang đế chỉnh hình trong thời gian dài.

6.2. Tập vật lý trị liệu

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện một vài bài tập trị liệu giúp kiểm soát tốt những triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

6.3. Phẫu thuật cải thiện bàn chân bẹt

Với người bệnh kém đáp ứng những phương pháp không can thiệp kể trên hay những biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể được chỉ định. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau, tạo ra một vòm bàn chân mới, cải thiện hoạt động bàn chân.

Các phương pháp phẫu thuật có thể giúp cải thiện hiệu quả, gần như là dứt điểm những triệu chứng nhưng cần nhiều thời gian, thường đi kèm những phương pháp phục hồi chức năng để người bệnh có thể phục hồi lại bình thường một cách hiệu quả. 

7. Biện pháp phòng ngừa bàn chân bẹt là như thế nào?

Bệnh bàn chân bẹt thường không có biện pháp phòng ngừa. Khi mắc bệnh, người bệnh cần được duy trì cân nặng phù hợp để giúp giảm đau. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cần lưu ý:

  • Không cho trẻ hình thành thói quen mang dép tông hay sandal khi ra ngoài. Bởi phần đế của những kiểu giày, dép này thường phẳng và cứng. Điều này có thể cản trở tới quá trình hình thành lõm bàn chân khi trẻ sử dụng thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất: Thiếu hụt dưỡng chất có thể khiến cơ bàn chân và dây chằng suy yếu, từ đó không đủ khả năng hình thành vòm bàn chân ở trẻ.
  • Khi gặp các vấn đề này, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt, cụ thể:
  • Gặp khó khăn khi giữ cân bằng lúc di chuyển.
  • Đau khi đi lại.
  • Cứng và đau bàn chân.
  • Phát triển bàn chân bẹt đột ngột, vòm chân bị xẹp.
BIAN tự hào đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM
Bệnh Viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân cần tư vấn, thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ:
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BIAN
Bình Dương:
68B,Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 096.232.7176
Long An:
78 Nguyễn An Ninh, KP3, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Hotline: 096.320.3976

Các bài viết liên quan

Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám