Đau đầu gối là gì?
Đau đầu gối là dấu hiệu cho thấy xuất hiện tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Trong đó, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa: phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày (mâm chày) và mặt sau của xương bánh chè (che chở mặt trước của khớp gối). Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị tổn thương.
2. Vì sao lại bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống?
2.1. Duy trì một tư thế ngồi quá lâu
Nếu ngồi làm việc liên tục 6 đến 8 tiếng/ngày, cơ bắp và xương khớp có xu hướng bị cứng lại, gây ra tình trạng đau nhức tại nhiều khu vực, bao gồm cả đầu gối.
Chính vì vậy trong khi ngồi làm việc hay giải trí, bạn cần thay đổi tư thế sau khoảng 30 đến 60 phút ngồi liên tục.
- 2. Ngồi không đúng tư thế
Bên cạnh ngồi quá lâu thì ngồi không đúng tư thế cũng làm nguy cơ dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. Trong đó, tư thế ngồi mà gác chân lên nhau, ngồi bó gối, ngồi xổm,… đều tạo áp lực gia tăng vào khu vực đầu gối, gây ra hiện tượng đau nhức khi đứng lên ngồi xuống.
2.3. Gặp vấn đề về khớp gối
- Khớp gối bị thoái hóa: Từ độ tuổi 30 trở đi, khớp gối bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa. Sau độ tuổi 55, tình trạng thoái hóa khớp sẽ gia tăng. Khi đó, các cơn đau nhức khi đứng lên ngồi xuống diễn ra với tần suất thường xuyên hơn. Dấu hiệu này cho thấy hệ thống sụn khớp, hệ thống xương phía dưới sụn đang có vấn đề, chuyển động của khớp gối không còn linh hoạt.
- Khớp gối bị tràn dịch: Nếu dịch trong ổ khớp bất ngờ tăng, khu vực đầu gối thường bị sưng phù, đau nhức khó chịu. Cơn đau đặc biệt nghiêm trọng nếu người bệnh phải đứng lên ngồi xuống, co duỗi chân.
- Bong gân: tình trạng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng, nhưng không làm đứt dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên.
- Gãy xương: Trong khớp gối, xương bánh chè dễ bị gãy nhất nếu có tác động mạnh diễn ra đột ngột. Khi ấn nhẹ vào ổ xương bị gãy sẽ có cảm giác đau nhói, bầm tím, mất cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương.
- Trật khớp: Hiện tượng này xảy ra khi đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy. Người thường xuyên chơi thể thao thường bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi.
2.4. Vùng xương chậu bị tổn thương
Trường hợp vùng xương chậu bị tổn thương, người bệnh có thể cảm thấy rõ cơn đau tại khu vực đầu gối. Đặc biệt là khi ngồi xổm hoặc di chuyển lên cầu thang thì cơn đau lại càng dữ dội.
Trong đó, khớp gối chịu áp lực mạnh, phần cơ hồng và đầu gối mất cân bằng, bánh chè bị chấn thương là tác nhân làm tăng nguy cơ vùng xương chậu bị tổn thương.
2.5. Bệnh gout
Khi bị bệnh gout, lượng tinh thể urat có xu hướng lắng đọng tại khu vực sụn khớp, màng hoạt dịch. Nếu lượng dịch trong khớp tăng lên bất thường, khớp gối sẽ bắt đầu sưng lên kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Khi đó, chân của người bệnh khó duỗi thẳng.
3. Nhận biết triệu chứng đau đầu gối
Những dấu hiệu sau cảnh báo đầu gối của bạn đang gặp vấn đề, mức độ tổn thương thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân chính xác:
- Đau nhức khớp gối
- Sưng rõ, có thể quan sát bằng mắt
- Đầu gối nổi đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm
- Cứng khớp
- Nghe tiếng lạo xạo trong khớp
- Khớp gối bị dị dạng, cong hoặc lõm
- Mất cảm giác ở đầu gối
- Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối
- Một số triệu chứng toàn thân có thể kèm theo: sốt, ớn lạnh.
4. Một số phương pháp điều trị phổ biến
4.1. Điều trị theo phương pháp PRICE
Phương pháp điều trị này tập trung vào 5 giải pháp chính nhằm hỗ trợ giảm đau, phục hồi khả năng chuyển động bình thường của đầu gối.
- Protect – bảo vệ: Người bệnh cần được đặt trong tư thế ổn định, an toàn.
- Rest – nghỉ ngơi: Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
- Ice – chườm lạnh: Áp dụng biện pháp chườm lạnh giúp giảm đau, hạn chế viêm nhiễm.
- Compression – giữ cố định bằng băng ép: Tập trung cố định vùng bị tổn thương.
- Elevation – giữ đầu gối cao: Đầu gối bị chấn thương cần phải được kê cao.
4.2. Dùng thuốc
Tùy từng trường hợp, sau khi thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống viêm, giảm đau. Nếu triệu chứng đau nhức không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Cortisone, hợp kết hợp tiêm thêm thuốc tạo độ trơn cho khớp.
4.3. Vật lý trị liệu
Phương pháp trị liệu hỗ trợ phục hồi chấn thương. Người bệnh chủ yếu cần thực hiện một vài bài tập kích thích khả năng co giãn, hoặc áp dụng liệu pháp xoa bóp giảm đau.
4.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp cơn đau nhức đầu gối của người bệnh xuất phát từ tình trạng sụn chêm bị rách, khớp gối bị thoái hóa,… và biện pháp điều trị thông thường không hiệu quả.
Cách chủ động phòng ngừa chứng đau đầu gối
Để chủ động phòng tránh chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, bạn cần chú ý duy trì cân nặng phù hợp. Kết hợp với đó là áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng đồ bảo hộ đầu gối, cụ thể:
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Người thừa cân béo phì dễ có nguy cơ bị đau đầu gối do sức nặng của phần cơ thể phía trên. Vì thế, việc duy trì khối lượng cơ thể sao cho hợp lý là cần thiết để đảm bảo đầu gối không chịu sức nặng quá lớn.
- Luôn đi giày, dép vừa chân: Đây cách đơn giản giúp duy trì trạng thái cân bằng cho 2 chân, góp phần hạn chế chấn thương đầu gối có thể gặp phải.
- Tập thể dục vừa sức mỗi ngày: Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày để xương khớp luôn linh hoạt, dẻo dai. Nếu muốn hạn chế chấn thương, bạn hãy thử sức với bộ môn yoga, dạo bộ hay bơi lội.
- Từ bỏ thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến đầu gối: Để hạn chế tối đa tổn thương cho đầu gối, bạn không nên đi giày cao gót, gập gối, ngồi hay quỳ không đúng tư thế.
- Sử dụng đồ bảo hộ cho đầu gối: Nếu tham gia thi đấu thể thao, hoạt động thể lực cường độ cao, đi xe đạp,… bạn hãy đeo đồ bảo hộ cho đầu gối.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học: Ưu tiên thực phẩm giàu canxi, vitamin D,… nhằm hỗ trợ xương khớp hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng hãy bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương khớp như trái cây mọng nước, đậu nành, các loại cá (đặc biệt là cá béo).