Trật khớp

tổng quan bệnh

Trật khớp là thuật ngữ dùng để mô tả sự sai lệch vị trí của cấu trúc xương, gây tác động trực tiếp đến phần khớp, thường do một chấn thương thường gặp ở mọi lứa tuổi do vận động không đúng cách trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao.

Tương tự bong gân, trật khớp thường xảy ra khi bạn té ngã hoặc va chạm mạnh. Ngoài ra, việc đổi hướng đột ngột khi đang di chuyển với tốc độ cao cũng là nguyên nhân gây nên chấn thương, đặc biệt là trật cổ chân và trật khớp gối.

nguyên nhân gây bệnh

Khoảng 80 – 90% các trường hợp trật khớp đến từ nguyên nhân

  • Chấn thương do tai nạn giao thông
  • Tai nạn lao động
  • Tai nạn trong tập luyện các môn thể thao như bóng chuyền, bóng đã, trượt ván… 

Bên cạnh đó còn có các nhóm nguyên nhân gây trật khớp khác như: Trật khớp do bẩm sinh, do bệnh lý (như viêm xương khớp háng…), trật khớp vai do liệt cơ delta.

Triệu chứng bệnh

  • Da tại vùng khớp bầm tím, sưng nề
  • Đau và cứng khớp
  • Giảm hoặc mất vận động ở khớp.
  • Hõm khớp bị rỗng: Đây là dấu hiệu đặc biệt của trật khớp tuy nhiên không phải khớp nào cũng có, mà chỉ gặp ở một vài khớp như khớp vai hay khớp khuỷu. Nếu người bệnh đi khám muộn sẽ rất khó phát hiện do tình trạng phù nề sẽ tăng nhanh chóng sau chấn thương.
  • Biến dạng toàn chi: Nếu trật khớp vai thì tư thế cánh tay sẽ bị biến dạng hoặc không khép sát vào thân được. Nếu trật khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối có hiện tượng xoay vào trong, bàn chân bên trật gác lên cổ chân bên lành…
  • Dấu hiệu khớp gồ lên bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
  • Cử động đàn hồi hay còn gọi là dấu hiệu lò xo: Triệu chứng này chỉ xuất hiện trong trật khớp, do đầu xương trật ra chỗ khác đồng thời bị bó chặt trong khối cân cơ và dây chằng. Cho dù cố ý kéo hay đẩy khớp về vị trí bình thường thì khớp vẫn sẽ bật trở lại tư thế tr

Các phương pháp điều trị

Cấp cứu ban đầu

  • Bảo vệ giúp tránh các thương tổn thêm. Nó có thể liên quan đến hạn chế hoạt động cơ quan tổn thương bằng việc bột bất động, nẹp bất động hoặc dùng nạng.
  • Nghỉ ngơi có thể ngăn ngừa tổn thương thêm và giúp hồi phục nhanh hơn.
  • Chườm lạnh và băng ép làm giảm sưng và đau. Đá được bọc kín trong túi nilon hoặc khăn và được chườm ngắt quãng trong 24 đến 48 giờ đầu tiên (trong 15 đến 20 phút, mỗi lần chườm). Chấn thương có thể được băng ép thanh, băng thun, hoặc, đối với một số thương tích có thể gây ra sưng nề, băng gạc Jones. Băng ép Jones gồm 4 lớp; lớp 1 (trong cùng) và lớp 3 là bông cotton, và lớp 2 và 4 là băng thun.
  • Nâng cao chi bị thương lên hơn tim trong 2 ngày đầu để không cản trở lượng máu về; vị trí như vậy cho phép dẫn lưu dịch theo trọng lực và giảm phù nề.

Cố định

  • Bó bột: thường được sử dụng khi trật khớp kèm với gãy xương đơn giản hoặc các thương tích khác cần cố định trên một tuần. Nếu bác sĩ nghi ngờ bị phù nề chi sau khi bó bột thì cần rạch dọc bột và lớp đệm toàn bộ chiều dài phía trong và phía ngoài. Bệnh nhân được hướng dẫn khám lại khi đau nhiều, cảm thấy bột quá chặt, tê bì yếu chi sau bó bột..
  • Dùng nẹp: được sử dụng để bất động trật khớp vững sau khi nắn trật. Ngoài ra, nẹp bất động giúp giảm phù nề do đó ít khi dẫn tới hội chứng khoang sau nẹp. Một số loại trật khớp ở ngọn chi cần phải dùng nẹp cố định cho đến khi hết sưng nề.
  • Cố định bằng đai đeo phù hợp để hỗ trợ khớp trật và giới hạn vận động. Điều này rất hiệu quả trong trật khớp vai vì nếu bất động quá vững sẽ dẫn tới viêm dính khớp vai, vai đông cứng.

Biện pháp phòng ngừa

 Một vài thói quen chung trong sinh hoạt để phòng tránh trật khớp

  • Sử dụng tay vịn khi lên xuống cầu thang
  • Luôn có một bộ sơ cứu trong nhà và mang theo khi phải di chuyển, tập luyện nơi khác
  • Sử dụng thảm chống trơn ở khu vực trơn trượt, ẩm ướt như phòng tắm, nhà vệ sinh
  • Không để các dây, chướng ngại vật tầm thấp trên nền nhà

Để giúp tránh cho trẻ ko bị trật khớp, các phụ huynh nên cân nhắc

  • Dạy trẻ các hành vi an toàn khi vui chơi
  • Theo dõi và giám sát trẻ khi cần thiết
  • Đảm bảo ngôi nhà được thiết kế an toàn cho trẻ nhỏ

Đối với người lớn để phòng tránh trật khớp, cần

  • Mặc đồ, quần áo bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể chất
  • Đảm bảo quy trình an toàn lao động
  • Chấp hành các quy định an toàn giao thông
  • Tránh đứng trên các vật dụng không chắc chắn

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm có phải do loãng xương không?

👉 Câu trả lời là không nhé! Thoát vị đĩa đệm và loãng xương là hai bệnh lý khác nhau, dù cả hai đều có thể ảnh hưởng đến cột sống và thường gặp ở người lớn tuổi. 🦴💥 Loãng xương 🦴 là tình trạng giảm mật độ xương, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.Thoát vị đĩa đệm 🧠 là khi nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến đau nhức và khó chịu. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm bao gồm: Tuổi tác ⏳: Đĩa đệm mất nước và kém linh hoạt theo thời gian. C...

Chấn Thương Xẹp Đốt Sống Lưng Do Loãng Xương : Đừng Chủ Quan ❗

Bạn hoặc người thân đang gặp phải cơn đau lưng dữ dội, đột ngột? Cẩn thận với chấn thương xẹp đốt sống lưng do loãng xương! 🦴⚠️ 🔍 Loãng xương làm suy yếu xương, khiến chúng dễ bị tổn thương ngay cả khi có tác động nhẹ. Xẹp đốt sống xảy ra khi một hoặc nhiều đốt sống bị lún, vỡ do chịu lực quá tải, gây ra cơn đau dữ dội. Dấu hiệu nhận biết xẹp đốt sống lưng:Đau lưng đột ngột: Đau thường xuất hiện ở vùng giữa hoặc dưới lưng, có thể lan sang hai bên hoặc xuống chân. 🌟 Đau tăng khi vận ...

🦴💫 LOÃNG XƯƠNG: ĐỪNG ĐỂ ĐẾN KHI QUÁ MUỘN! 💫

🦴👉 Loãng xương - "Kẻ cướp thầm lặng", âm thầm lấy đi sức mạnh của xương bạn. Chỉ đến khi xương yếu đi và gãy do một cú ngã nhẹ, chúng ta mới nhận thấy sự nguy hiểm. ⚠️🩺 Khi nào bạn cần điều trị loãng xương?Nếu được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương (thực hiện đo mật độ xương - DXA).📊Bạn có các yếu tố nguy cơ cao như:✔️ Tuổi cao (phụ nữ trên 65, nam giới trên 70) 👵👴✔️ Tiền sử gia đình có người bị gãy xương 🦵✔️ Mãn kinh sớm( Trước 45 tuổi)✔️ Thói quen sinh hoạt không lành ...

🌸 Mãn Kinh và Loãng Xương

💪 Chủ Động Bảo Vệ Sức Khỏe Xương Ngay Hôm Nay! 🔔 Bạn có biết?Mãn kinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ đối mặt với nguy cơ loãng xương cao hơn!⚠️ Loãng Xương Nguy Hiểm Như Thế Nào?🦴 Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.❗ Bệnh tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra gãy xương, làm giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.❓ Vì Sao Mãn Kinh Dẫn Đến Loãng Xương?💡 Estrogen – nội tiết tố ...
Tư vấn Liên hệ Đặt lịch khám